Trao đổi với PV về vụ 22 ngân hàng lớn, nhỏ “dính líu” tới hành vi nhận tiền gửi huy động vượt trần trong vụ án bầu Kiên, Luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Công ty Luật Basico cho rằng, cơ quan quản lý khó có thể làm mạnh tay khi thiếu cơ sở pháp lý, khi Nghị định quy định một đằng, Thông tư lại nói một nẻo....
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico: "Chính sách và luật pháp bất cập chính là thủ phạm đã đẩy người ta vào con đường phạm pháp" |
Nghị định một đằng, Thông tư một nẻo....
Thưa luật sư, trong vụ án bầu Kiên sắp được đưa ra xét xử, cáo trạng lần 2 của VKSND cho hay có 22 ngân hàng “dính líu” tới việc nhận tiền gửi huy động vượt trần của ACB và được đề nghị tách ra thành vụ án điều tra riêng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể khung hình phạt đối với cá nhân, tổ chức trong 22 ngân hàng dính líu tới hành vi nhận tiền gửi huy động vượt trần của ACB là gì, thưa ông? Các lãnh đạo 22 ngân hàng này có chịu trách nhiệm gì không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì chỉ có cá nhân, chứ các tổ chức sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt. Nếu tổ chức có sai phạm trong việc nhận tiền gửi thì chỉ bị phạt vi phạm hành chính từ 15 – 30 triệu đồng theo quy định tại Điều 12 về “Vi phạm về nhận tiền gửi”, Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10-12-2004 của Chính phủ về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP).
Đối với cá nhân liên quan đến hành vi nhận tiền gửi vượt trần lãi suất thì chưa có quy định xử phạt. Các hình thức xử lý khác như cách chức, khiển trách đối với cá nhân chỉ là hình thức xử lý kỷ luật lao động của tổ chức tín dụng trước sức ép mệnh lệnh hành chính của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chứ không dựa trên căn cứ pháp lý.
Trong thực tế có hàng ngàn, hàng vạn hành vi nhận tiền gửi vượt trần lãi suất diễn ra trong nhiều năm qua. |
Để xảy ra tình trạng các ngân hàng ngang nhiên phạm luật trong thời gian dài, trách nhiệm của cơ quan thanh tra giám sát NHNN như thế nào, thưa ông?
Tất nhiên Cơ quan thanh tra giám sát có trách nhiệm lớn trong việc này. Chắc chắn có buông lỏng, có tắc trách, nhưng không thể nói là không hề hay biết. Gần như ai ai cũng biết, chỉ có điều biết là một chuyện còn có làm gì không và làm thế nào mới là quan trọng. Trên thực tế, chủ yếu là lưu ý, nhắc nhở chứ không làm mạnh tay.
Mặt khác, cũng có cái khó là cũng không có cơ sở pháp lý để làm mạnh tay. Thông tư của NHNN thì quy định việc nghiêm cấm huy động vượt trần, nhưng nghị định xử phạt của Chính phủ thì lại chưa quy định là đó là hành vi phạm pháp và chưa có chế tài xử phạt kèm theo. Đó là chưa kể nếu làm mạnh quá thì lại phải đối mặt với nguy cơ mất thanh khoản của nhiều ngân hàng, vì huy động dưới giá thị trường, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn để trả cho người gửi.
Thực tế hoạt động nhận tiền gửi vượt trần của 22 ngân hàng “dính líu” tới vụ án bầu Kiên đều khá tinh vi, phức tạp. Vậy với những trường hợp ngân hàng vi phạm mà pháp luật chưa quy định cơ chế xử lý, xử phạt thì NHNN với tư cách là cơ quan quản lý có thể đưa ra hình thức xử lý như thế nào?
Xuất hiện đủ mọi cách thức phá rào lãi suất như tặng tiền mặt, tặng vàng, tặng quà, chiết khấu, hợp đồng đầu tư, hoán đổi lãi suất, vay lãi thấp để gửi lại lãi cao, cố tình trả chậm 1 ngày thành quá hạn trả nợ để “được” trả phạt bằng 150% lãi suất trong hạn,...
Cơ quan quản lý dù với mục đích và mong muốn gì thì cũng phải hành xử theo luật. Nếu không phát hiện được vi phạm hoặc không chứng minh được đó là vi phạm thì đương nhiên là không xử lý được. Thậm chí, đã rõ là vi phạm nhưng vì chưa ban hành quy định xử phạt, thì cũng chỉ dừng lại ở mức lưu ý, nhắc nhở, vận động, thuyết phục, chứ không thể áp đặt chế tài phạt tiền, phạt cảnh cáo hay rút giấy phép,...
Trên thực tế đã có một số trường hợp “xử ép” ngoài luật, như kỷ luật cán bộ liên quan hay không cho phép mở mới chi nhánh,... nhưng các ngân hàng vì lệ thuộc nên e sợ, không dám phản ứng mạnh mẽ.
Không ai muốn mua đắt, bán rẻ...
Những vi phạm của đội ngũ lãnh đạo, nhân viên số nhà băng trên phải chăng là họ biết sai mà vẫn cốý vi phạm pháp luật một cách khá phổ biến, vì sao vậy thưa ông?
Nhà nhà, người người, khắp chốn cùng nơi đều vi phạm một cách công khai, kéo dài; gian lận tràn lan, phổ biến. Đây là một vấn đề trăn trở, nhức nhối, vì biết rõ là vi phạm mà vẫn cứ vi phạm. Nhưng theo tôi, đây hoàn toàn toàn không phải là do sự sự xuống cấp của đạo đức nghề nghiệp. Nếu không phải tình thế bắt buộc thì chẳng có ai dại gì tự nhiên đi huy động tiền, tức đi mua hàng, lại cứ muốn mua đắt, tìm mọi cách trả thêm cho người gửi, tức người bán. Trả thêm lãi suất vượt trần rõ ràng để làm hại mình, thế mà vẫn buộc phải làm. Chẳng qua là cực chẳng đã trong bối cảnh quay cuồng.
Cơ chế hành chính trái ngược hoàn toàn với nguyên lý sơ đẳng của thị trường, đã phủ nhận toàn bộ yêu cầu của thực tế, đi ngược lại tất cả đòi hỏi của cuộc sống, đã huỷ diệt đường cong lãi suất, đẩy tất cả vào chân tường, huy động vượt trần cũng chết mà không vượt trần cũng chết. Cả hệ thống ngân hàng đã phải chịu sức ép ghê gớm, sống còn từ việc này. Cuộc chơi khắc nghiệt và bất đắc dĩ, buộc các ngân hàng phải nhập cuộc.
Xuất hiện đủ mọi cách thức phá rào lãi suất như tặng tiền mặt, tặng vàng, tặng quà, chiết khấu, hợp đồng đầu tư, hoán đổi lãi suất, vay lãi thấp để gửi lại lãi cao, cố tình trả chậm 1 ngày thành quá hạn trả nợ để “được” trả phạt bằng 150% lãi suất trong hạn,...
Cơ quan quản lý dù với mục đích và mong muốn gì thì cũng phải hành xử theo luật. Nếu không phát hiện được vi phạm hoặc không chứng minh được đó là vi phạm thì đương nhiên là không xử lý được. Thậm chí, đã rõ là vi phạm nhưng vì chưa ban hành quy định xử phạt, thì cũng chỉ dừng lại ở mức lưu ý, nhắc nhở, vận động, thuyết phục, chứ không thể áp đặt chế tài phạt tiền, phạt cảnh cáo hay rút giấy phép,...
Trên thực tế đã có một số trường hợp “xử ép” ngoài luật, như kỷ luật cán bộ liên quan hay không cho phép mở mới chi nhánh,... nhưng các ngân hàng vì lệ thuộc nên e sợ, không dám phản ứng mạnh mẽ.
Là một người từng có nhiều năm làm việc trong ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực pháp chế ngân hàng, trước những vụ việc bê bối của ngành này, ông có suy nghĩ gì?
Thật là quá buồn, rất đau trước nhiều sai phạm, bê bối của ngành ngân hàng, nhưng buồn hơn trong vụ việc này không phải vì chính sự vi phạm, mà là vì những lý do, nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm. Qua vụ án này, cần phải xem xét lại lỗi hệ thống ở đâu và cần phải xử lý nghiêm khắc tình trạng vượt trần hay là phải bỏ ngay trần lãi suất? Chính sách và luật pháp bất cập chính là thủ phạm đã đẩy người ta vào con đường phạm pháp.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet