"Nợ công của nước ta vẫn ở ngưỡng an toàn"

Thứ tư, 11/06/2014, 09:01
Chiều ngày 10/6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trong kỳ họp Quốc hội lần này.

Nợ công tăng nhưng so với GDP thì không thay đổi nhiều

Bốn nhóm nội dung Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ trả lời là nợ công; quản lý thu chi ngân sách; kiểm soát bình ổn giá cả thị trường đối với mặt hàng thiết yếu; cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Trước câu hỏi của Đại Biểu Lê Thị Nga hỏi về tình hình nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, về tình hình nợ công những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều. Tỷ lệ nợ công trên GDP qua năm 2010 là 51,7%, năm 2011 là 50,1%; năm 2012 ở mức 50,8% và ước tính năm 2013 là 54,1%; hiện nay ở mức theo quy định của Quốc hội là 65%.

'Nợ công của nước ta vẫn ở ngưỡng an toàn' - Ảnh 1

Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng đăng đàn trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, nợ công có xu hướng tăng lên tuy nhiên tính bền vững của nợ công và tính an toàn phải tính đến cơ cấu nợ công và khả năng trả nợ.

Nợ công VN vẫn nằm trong ngường an toàn thấp hơn ngưỡng mà CP và nhà nước ban hành.

Chỉ tiêu nợ công/GDP năm 2010 là 51,7%, 11 là 50,1%, 2012 là 50,8%, 2013 là 54,1% hiện ở dưới mức theo quy định của Nghị quyết của Quốc hội là 65%.

Riêng nợ Chính phủ nay là 41,5% thấp hơn 5% mà CP cho phép

Cùng với tăng trưởng GDP, khả năng trả nợ sẽ tiếp tục được duy trì

Theo cơ cấu nợ công chúng ta có 50% nợ nước ngoài, khoản vay này dài kì từ 12-13 năm với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2-5 năm.

Vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn, phải được vay đảo nợ

Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua.

Thu hồi được gần 27 tỷ trốn thuế trong 6 tháng đầu năm

Trước câu hỏi của đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa- Vũng Tàu) về tình trạng tăng giá hàng hóa, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết hành vi này làm thất thu ngân sách Nhà nước, tác động đến môi trường đầu tư của Việt Nam, làm méo mó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mất công bằng trong chấp hành pháp luật thuế giữa các doanh nghiệp và thôn tính cổ đông nội địa.

Trước thực trạng đó, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.110 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có giao dịch liên kết, tăng 66,4% so với năm 2012. Qua đó, đã truy thu, truy hoàn và phạt 988,1 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2012; giảm khấu trừ 136,9 tỷ đồng; giảm lỗ 4.192 tỷ đồng.

Trong 4 tháng đầu năm 2014, cơ quan thuế đã thanh, kiểm tra 361 doanh nghiệp lỗ, có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; đã truy thu, truy hoàn và xử phạt 287,2 tỷ đồng, giảm khấu trừ 17,6 tỷ đồng, giảm lỗ 1.232,5 tỷ đồng.

Đối với các hành vi sai, trốn thuế và gian lận trong kê khai, hoàn thuế giá trị gia tăng, Bộ tài chính đã  yêu cầu cơ quan thuế và hải quan kết hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm túc đối với những doanh nghiệp có hành vi sai trái nêu trên.

Chỉ riêng 6 tháng cuối năm 2013 đã kiểm tra 200 doanh nghiệp, phối hợp với cơ quan công an đã phát hiện 33 vụ vi phạm lớn, khởi tố 17 doanh nghiệp, truy tố 22 đối tượng, thu hồi cho ngân sách 26,784 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi về việc yếu kém trong quản lí xăng dầu, đại diện Bộ tài chính cho biết: "Bộ tài chính đã tập trung tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mai. Phối hợp với cơ quan thuế, cục hải quan để tăng cường những chuyên án chống buôn lậu và gian lận thương mại nói chung và trong ngành xăng dầu nói riêng. Chuyên án thực hiện đã bắt được 3 vụ buôn lậu xăng dầu: Thu 3500 tấn xăng dầu, giá trị 70 tỷ đồng, khỏi tố 18 bị can".

Ban hành thông tư 139 về quản lí xăng dầu, quy định chế độ trách nhiệm đối với hàng tạm nhập tái xuất, không để tình trạng tạm nhập tái xuất như thời gian vừa qua.

Về mặt thể chế đã được tăng cường 1 bước, về mặt tổ chức chỉ đạo cũng được tăng cường hơn.

Đại điện Bộ Công thương cũng nêu ý kiến: "Duy trì việc Bộ tài chính điều tiếp tục điều hành giá xăng dầu, Bộ Công thương sẽ chỉ là đơn vị phối hợp. Vấn đề minh bạch hóa giá xăng dầu, Bộ công thương thời gian vừa qua liên tục yêu cầu các đơn vị kinh doanh xăng dầu công khai minh bạch với giá xăng dầu".

Kỳ họp này Quốc hội (QH) chọn 4 nội dung chính để chất vấn là Tài chính (nợ công, nợ ngân sách, bộ chi); giáo dục và đào tạo (chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sỹ, sinh viên ra trường thiếu việc làm, mất cân đối đào tạo và nhu cầu); việc tổ chức thực hiện luật pháp, hiến pháp (nợ văn..bản…); khiếu nại, khiếu kiện, thanh tra, kiểm tra chống tiêu cực.

Vì thế, có 5 thành viên Chính phủ tham gia chất vấn là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giáo dục Đào tạo, Tư pháp, Tổng thanh tra Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tính đến thời điểm này, đã có 194 câu hỏi được gửi tới các thành viên Chính phủ đăng đàn. Chủ tịch QH yêu cầu các đại biểu tập trung chất vấn vào 4 nội dung chính trên.

Theo Chủ tịch QH, tại kỳ họp thứ 6 có 2.195 kiến nghị. Kết quả nhìn chung khẩn trương, tích cực, có kết quả. Tuy nhiên, còn nhiều kiến nghị chưa được giải quyết, nhiều kiến nghị được giải quyết nhưng chưa đến nơi đến chốn.

Kỳ họp này đồng bảo cử tri cả nước gửi đến QH 2.276 kiến nghị. Chủ tịch QH đề nghị các cơ quan chính phủ, tư pháp, các ngành, các cấp trả lời các kiến nghị trên và có giải pháp tích cực.

Theo NĐT

Các tin cũ hơn