Những dự án chung nghìn tỷ của “bầu” Kiên và “bầu” Long

Thứ tư, 11/06/2014, 12:10
Không chỉ là đôi bạn thâm giao nhiều năm, "bầu" Kiên và ông Nguyễn Đình Long đều là những người nắm trong tay khối tài sản nhiều người mơ ước và cùng nhau thực hiện các thương vụ hàng nghìn tỉ đồng.

“Bầu” Kiênhay còn gọi là “đại gia bạc đầu” có tên đầy đủ là Nguyễn Đức Kiên, sinh năm 1964, từng là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Dịch vụ Chợ Lớn, Thành viên HĐQT CTCP Du lịch Thiên Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Tập đoàn Tài chính Á Châu, Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, Phó Chủ tịch CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF.

Trước khi bị bắt, “Bầu” Kiên luôn xuất hiện với vai trò là ông bầu giàu có trong làng thể thao. Là một người nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp, có tiềm lực về tài chính, có địa vị đáng nể giúp ông bầu có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn.

Hai ông bầu đã cùng nhau thực hiện nhiều dự án hàng nghìn tỉ đồng
Hai ông "bầu" đã cùng nhau thực hiện nhiều dự án hàng nghìn tỉ đồng

Ông Trần Đình Long sinh năm 1961, quê ở Hải Dương. Ông là một trong 6 cổ đông sáng lập nên Tập đoàn Hòa Phát (HPG) và hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) từ năm 1996 đến nay.

Cả hai đều có trình độ học vấn. Thời trẻ bầu Kiên theo học tại Đại học kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamatê, Hungary (1981-1985). Còn ông Long từng là cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân.

Trong ngày tuyên án, Nguyễn Đức Kiên cho biết, giữa ông và “bầu” Long đã hợp tác với nhau nhiều dự án lên đến nhiều nghìn tỷ.

Đầu tiên phải kể đến Khu liên hợp gang thép Kinh Môn – Hải Dương. Hòa Phát và ACBI đã cùng góp vốn để thành lập CTCP Thép Hòa Phát nhằm thực hiện Khu liên hợp gang thép tại huyện Kinh Môn, Hải Dương. Tỷ lệ góp vốn tương ứng là 85%-15%.

Tháng 5/2012, phía Hòa Phát đã đề nghị mua lại 10% cổ phần của Thép Hòa Phát với giá 264 tỷ đồng. Dù số cổ phần này đang được thế chấp tại ACB nhưng Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo công ty ACBI chuyển nhượng cho Hòa Phát. Đây là cơ sở để cơ quan điều tra truy tố ông Kiên tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đến tháng 9/2013, một năm sau khi ông Kiên bị bắt, phía Hòa Phát đã công bố mua lại và nâng tỷ lệ sở hữu tại Thép Hòa Phát lên 99,99%.

Một dự án nghìn tỉ giữa “bầu” Kiên và “bầu” Long nữa là việc xây dựng nhà máy xi măng Hoà Phát từ tháng 4/2007 tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Phía Hòa Phát góp một nửa trên tổng số 600 tỷ đồng vốn điều lệ của công ty này. Công ty Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) của ông Kiên góp 120 tỷ, tương đương 20% cổ phần.

Giai đoạn 1 của dự án có công suất 1 triệu tấn/năm. Không lâu sau khi đi vào vận hành, Xi măng Hòa Phát đã được bán lại cho Tập đoàn Hoàng Phát Vissai và đổi tên thành CTCP Xi măng Vissai 3. Thương vụ này diễn ra khá “âm thầm”.

Việc bán công ty Xi măng Hòa Phát có thể nằm trong chiến lược tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất và kinh doanh thép của Hòa Phát.

Cùng với đó, giữa Nguyễn Đức Kiên và Nguyễn Đình Long đã bắt tay nhau thành lập CTCP Bất động sản Hòa Phát - Á Châu.

Sau khi thành lập Công ty B&B, Nguyễn Đức Kiên đã cũng với Hòa Phát thành lập CTCP Bất động sản Hòa Phát - Á Châu. Công ty B&B đã 2 lần góp vốn vào công ty này, lần đầu là 426 tỷ đồng, lần 2 là 55 tỷ đồng. Phía Hòa Phát góp 152 tỷ đồng.

Tháng 7/2010, Công ty Bất động sản Hòa Phát - Á Châu cùng với Hòa Phát, ACB và Viettel đã thành lập liên danh đề nghị UBND TP Hà Nội được lập dự án đầu tư xây dựng Nhà hát Thăng Long, đổi lại liên doanh này sẽ được khai thác quỹ đất xây khu đô thị rộng tới 600 ha tại Đông Anh.

Bất động sản Hòa Phát Á Châu hiện có một khoản ủy thác trị giá 449 tỷ đồng cho Hòa Phát để Hòa Phát đầu tư vào CTCP Phát triển đô thị Vinaconex-Viettel. Trong giao dịch này, Hòa Phát chỉ đóng vai trò “giao dịch hộ”, mọi trách nhiệm, rủi ro cũng như mức sinh lời của khoản đầu tư này thuộc về Bất động sản Hòa Phát Á Châu.

Khoản đầu tư này là một trong việc liên danh Vinaconex - Viettel - Hòa Phát - ACB cam kết góp 3.000 tỷ cho Thành phố Hà Nội để thực hiện dự án đại lộ Thăng Long. Đổi lại, Hà Nội sẽ giao cho liên danh trên làm chủ đầu tư khu đô thị Tây Mỗ, Đại Mỗ với quy mô gần 300ha.

Theo Dân Trí

Các tin cũ hơn