1. Sếp luôn đúngThừa nhận sai lầm của mình trước nhân viên luôn là một trong những việc khó khăn nhất đối với các sếp. Nếu sếp của bạn không bao giờ chịu nhận sai, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ không bao giờ chịu nhún nhường trước nhân viên của mình. Theo một nghiên cứu từ công ty Lynn Taylor Consulting, 91% nhân viên được hỏi cho rằng việc sếp nhận khuyết điểm là một yếu tố quan trọng trong vịêc đánh giá mức độ hài lòng công việc. |
2. Sếp hứa cuộiMột ông sếp chỉ biết hứa suông thì quả là không đáng tin. Bạn được hứa thăng chức, tăng lương và rồi cuối cùng tất cả bạn nhận được chỉ là sự im lặng. Sẽ tốt hơn cả nếu bạn biết được sự thật thông qua email nếu như những cuộc gặp gỡ trực tiếp không đem lại kết quả. Hãy cảnh giác nếu như những phản hồi từ sếp không đến thông qua email, hoặc tệ hơn là không có gì cả. |
3. Sếp muốn nhân viên trở thành bản sao của họChúng ta ai cũng thích người có những nét giống mình. Tuy nhiên, sếp giỏi là người biết kết hợp những tính cách khác nhau để đem lại hiệu quả cuối cùng. Nếu như sếp của bạn chỉ chăm chăm áp đặt ý kiến của mình lên những việc bạn làm, hãy cố gắng chỉ nghe theo 1 hoặc 2 lời gợi ý từ họ. Hãy cứ là chính mình, nhưng cũng phải biết trân trọng những chỉ đạo từ sếp. |
4. Sếp có thói quen bắt nhân viên làm thêm giờBạn đi làm cả tuần, và xứng đáng được tận hưởng những ngày nghỉ cuối cùng. Vậy mà sếp lại không ngại ngần bắt bạn làm thêm, bất chấp đấy đang là lúc bạn được nghỉ ngơi. Để “đối phó” với việc này, bạn cần phải nói rõ với sếp quan điểm của mình ngay từ đầu. |
5. Sếp hay “soi”Dấu hiệu rõ ràng nhất là sếp đòi hỏi quá cao và tỏ ra hống hách khiến bạn không thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Để đối phó với các sếp kiểu này, bạn cần phải “lấy độc trị độc”: Hãy ghi lại từng chi tiết nhỏ nhặt của công việc và gửi chúng cho sếp thường xuyên. Bằng cách này, sếp sẽ cảm thấy họ đã nắm được toàn bộ chi tiết của công việc, đồng thời tin tưởng công việc của bạn hơn. |
6. Sếp không quan tâm tới ý kiến của nhân viênCác vị sếp cứng đầu có mặt ở khắp các công ty. Tuy nhiên, nhân viên cần phân biệt rõ giữa việc tỏ ra bất tuân và bảo vệ ý kiến của bản thân. Tránh việc tranh luận với sếp thường xuyên và hãy học cách thỏa hiệp. Đừng chỉ vì những cuộc tranh luận nhỏ mà dẫn tới những thiệt hại lớn hơn. |
7. Sếp thiên vịSự thiên vị sẽ khiến sếp khó nhận ra năng lực thật sự của bạn cũng như những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty. Họ cũng không thể nhận ra rằng họ đang đối xử thiếu công bằng với bạn. |
8. Nhận xét của sếp thiếu tính liên quanĐôi khi những lời nhận xét của sếp làm bạn cảm thấy băn khoăn, bởi bạn cảm thấy những lời này không có tính xây dựng hay giúp đỡ bạn cải thiện công việc. Trong tính huống này, có thể sếp không biết nói gì, nghĩa là họ không thực sự hiểu công việc của bạn, hoặc là sếp không muốn nói gì có ích cho bạn. Sếp có thể đang nắm một thông tin quan trọng nào đó mà không muốn cho bạn biết. Đây rõ ràng là một vị sếp ích kỉ. |
9. Sếp “đâm sau lưng” bạnGần như tất cả mọi người đều sẵn sàng nghe những lời phê bình trực tiếp hơn là đón nhận những lời có cánh, nhưng sau lưng lại nói một nẻo từ những nhà quản lý. |
10. Sếp nhận hết công trạng về mìnhSếp của bạn có thường xuyên sử dụng danh xưng “tôi” khi nói tới thành công của công ty? Và có phải sếp của bạn thường “quên” không mời bạn tới những cuộc gặp gỡ nơi công việc của bạn sẽ được đưa ra thảo luận? Điều này có thể hiểu rằng sếp của bạn đang cố nhận hết công trạng về mình. Bạn cần phải biết tự bảo vệ bản thân mình cũng như hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của vấn đề. |
11. Sếp không có chính kiếnRơi vào tình huống này, giải pháp tốt nhất là chọn lựa và theo đuổi tới cùng gợi ý của sếp mà bạn cảm thấy có lợi nhất với bản thân mình. Gạt bỏ thói quen phụ thuộc vào sếp cũng như hạn chế hỏi xin ý kiến chỉ đạo. Thay vào đó, bạn chỉ cần báo cáo với sếp hướng giải quyết công việc của mình. Nếu có khúc mắc gì với cách làm của bạn, tự khắc sếp sẽ nói lại với bạn. |
12. Sếp thích chê baiSếp hay “dìm hàng” bạn trước mặt các nhân viên khác? Bạn hãy ghi nhớ rằng, những nhà quản lý giỏi nếu có góp ý với bạn, họ sẽ không bao giờ làm điều đó ở nơi đông người. Và bạn cũng nên biết nhận lỗi, tất nhiên là khi chỉ còn bạn và sếp. |
13. Sếp không cho bạn cơ hội phát triểnCòn gì tồi tệ hơn việc phải làm đi làm lại một công việc trong suốt một khoảng thời gian dài, nhất là khi bạn đã có ý kiến về việc được đóng góp nhiều hơn cho công ty. Nếu bạn cảm thấy chán nản với tình trạng trên, hãy cố nói với sếp rằng chuyên môn của bạn phù hợp cả với những công việc bạn không được giao, đồng thời chứng minh điều đó bằng cách tình nguyện tham gia những dự án khác của công ty. |
14. Sếp không bao giờ nhắc đến tương lai của bạnBạn có bao giờ cảm thấy những cuộc đối thoại với sếp chỉ đơn thuần xoay quanh công việc? Và tuyệt nhiên sếp không bao giờ nói đến tương lai của bạn tại công ty? Một vị sếp giỏi sẽ luôn thảo luận với bạn về tương lai của công ty mà bạn là một phần trong đó. |
15. Sếp dễ mất bình tĩnhSếp dễ nổi đóa? Điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ phải luôn chuẩn bị với việc giận dữ “như cơm bữa” của sếp. Hãy biết cách đối thoại với sếp, dự đoán trước được những điều sẽ làm sếp nổi giận, làm sếp cười và làm sếp hiểu rằng ông ấy cần phải học cách kiềm chế bản thân mình. |
16. Sếp thích nhồi việcBạn làm việc 24/7 nhưng sếp vẫn không hài lòng? Sếp giỏi là người thấu hiểu nhân viên của mình, rằng họ cũng cần có quỹ thời gian riêng dành cho mình, và đương nhiên không thể làm tất cả mọi việc cùng lúc. Nếu bạn không lên tiếng, sếp sẽ không hiểu, và tiếp tục nhồi việc. |
17. Sếp thích gây áp lực cho nhân viênCó những sếp luôn hành động như thể trời sắp sập, và điều đó gây tâm lý hoang mang cho cả công ty. Điều duy nhất bạn có thể làm, đó là hướng ông ấy tới những mặt tích cực của vấn đề cũng như làm cho sếp nhận thấy sự thật không hề tệ hại như những gì luôn nói. |
Theo Zing