Nếu như công ty hướng đến mục tiêu đi đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng hay cải tiến vì tương lai, thì hàng ngàn công ty khác cũng vậy. Những khẳng định kia nghe có vẻ “hoành tráng”, song chúng chẳng có ý nghĩa gì với khách hàng, hay thậm chí là nhân viên của bạn cả.
Một tuyên bố sứ mệnh thông minh là vô cùng cần thiết cho việc xác định rõ các mục tiêu của doanh nghiệp. Thông thường, các tuyên bố sứ mệnh nghe vừa thực tế lại vừa lạc quan, dù hai khái niệm có vẻ đối lập.
Bí quyết để viết được một tuyên bố sứ mệnh tuyệt vời là cân bằng được hai yếu tố đó. Bởi thế, trước khi bạn khởi nghiệp, hãy cân nhắc năm bí quyết sau đây để xây dựng một tuyên bố sứ mệnh thực sự hiệu quả.
Chú trọng 4 yếu tố cốt lõi Tất nhiên là các tuyên bố sứ mệnh đều có thể và cũng nên chứa đựng yếu tố lạc quan, nhưng chúng cần phải đặt ra mục đích rõ ràng. Có 4 yếu tố cốt lõi được tìm thấy trong những tuyên bố hiệu quả, gồm có giá trị, cảm hứng, tính hợp lý và nét riêng biệt. Trong vòng 2 câu ngắn ngủi, tuyên bố sứ mệnh cần biểu đạt được giá trị của doanh nghiệp bạn, nói cách khác là tại sao nó tồn tại; truyền cảm hứng cho nhân viên; nghe thật thuyết phục, và càng chi tiết và hợp lý càng tốt. Hãy tìm ra một nhân tố chủ đạo cho công ty mình, và từ đó thiết lập 4 nhân tố kia. |
Ngắn gọn và bùi tai Nên nhớ rằng đây là một tuyên bố sứ mệnh, không phải là bài luận về sứ mênh. Hãy tóm gọn sứ mệnh của toàn bộ công ty trong một hay hai câu. Hãy nghĩ theo cách này: Tuyên bố sứ mệnh tốt nhất là nên dài gấp đôi khẩu hiệu của công ty. Những tuyên bố sứ mệnh chính xác thì thường dễ nhớ và hiệu quả hơn. Vì thế mà không cần phải đắn đo làm gì, hãy cứ đưa ra mục tiêu của công ty bạn và lý do tiên quyết khiến bạn xây dựng nên nó. |
Cân nhắc yếu tố ngắn hạn và dài hạn Tuyên bố sứ mệnh của các công ty có thể khác xa nhau. Vấn đề ở đây là việc xác định xem tuyên bố đó của công ty bạn sẽ phản ánh những mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn. Nên nhớ là hãy chỉ chọn 1. Nét đặc trưng là bí quyết của một tuyên bố thuyết phục. Những tuyên bố sứ mệnh ngắn hạn giúp cho bạn thể hiện các mục tiêu một cách rõ ràng hơn, nhưng chúng lại cần phải được thay đổi thường xuyên để phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn muốn một tuyên ngôn dài hơi hơn, hãy đặt ra những mục tiêu mang tính toàn cầu bất kể trong tương lai công ty bạn sẽ phát triển đến đâu. |
Kiếm định lại tuyên bố sứ mệnh Nếu bạn cần chỉnh đốn lại tuyên bố của mình, đừng gạt đội ngũ nhân viên của mình ra, hãy tận dụng ý kiển của họ. Phân phát các bản thảo tuyên bố sứ mệnh cho từng nhân viên và hỏi xem có gì cần bổ sung hay thay đổi. Bạn sẽ không chỉ có một tuyên bố hoàn thiện hơn, mà các nhân viên cũng cảm thấy họ được trong dụng. Tuyên bố sứ mệnh cần phản ánh công ty đó một cách trung thực, và bạn có thể đạt được điều đó nhờ sự minh bạch với đội ngũ nhân viên. |
Thường xuyên ngâm cứu lại tuyên bố sứ mệnh Phát triển là một quá trình tất yếu. Tuy nhiên, một tuyên bố sứ mệnh thường được lập ra trong khoảng thời gian đầu của công ty và sau đó bị lãng quên. Tuyên bố sứ mệnh chính là đại diện cho văn hoá công ty. Việc tạo nên một tuyên bố sứ mệnh là một cơ hội để thể hiện cá tính của công ty - một yếu tố cần được nhắc lại thường xuyên. Kết hợp những ý tưởng và nội dung của tuyên bố đó với cách bạn vận hành công ty, bên cạnh đó thường xuyên nhìn nhận lại để kịp thời thay đổi cũng là việc quan trọng. Chẳng công ty nào trước sau đều như một cả. Hãy chú trọng điều chỉnh tuyên bố sứ mệnh để đảm bảo rằng nó luôn song hành cùng đường hướng của công ty. |
Theo Zing