Gạo giả được làm từ khoai tây, khoai lang kết hợp với nhựa tổng hợp được ép thành hình dạng giống hệt như gạo thật đã có mặt tại một số vùng nông thôn ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.
Theo tin đồn mới đây, gạo giả đã tràn vào cả Singapore. Tuy nhiên, cách đây 5 năm, thông tin gạo giả đã tồn tại ở quốc gia này.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc tiêu thụ gạo "nhựa" có thể gây chết người hoặc nhẹ nhất cũng tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Gạo giả được làm từ khoai tây, khoai lang kết hợp với nhựa tổng hợp được ép thành hình dạng giống hệt như gạo thật (ảnh minh họa). |
Gạo "nhựa" được bán ở thị trường Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây. Thông tin gạo giả này được đăng tràn lan trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như WhatsApp và Facebook.
Bộ trưởng Nông nghiệp Malaysia Ismail Sabri Yaakob khẳng định không nhận được bất kỳ báo cáo nào về gạo giả ở đây. Ông đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ được hướng dẫn làm thế nào để phân biệt gạo giả và thật.
"Tôi cũng có nghe về tin này. Nó có thể đúng hoặc sai, chúng ta không biết về nó. Chúng tôi không rõ gạo giả đã vào đất nước chúng tôi chưa nhưng nhất định chúng tôi sẽ không xem nhẹ nó", ông Ismail Sabri Yaakob chia sẻ.
Vị Bộ trưởng này cho biết sẽ tiến hành điều tra toàn quốc, tập trung vào các cửa hàng tạp hóa nhỏ ở các vùng ngoại ô và nông thôn.
"Chúng tôi khẩn cầu người tiêu dùng hãy báo cáo lại với Bộ nếu phát hiện ra gạo giả. Tất cả thông tin sẽ được bảo mật và Bộ sẽ có hành động chống lại các thương nhân không đúng tiêu chuẩn", ông nhấn mạnh thêm.
Nguồn tin từ ngành công nghiệp lúa gạo, gạo "nhựa" sẽ không được công khai bày bán tại các siêu thị lớn. Các cửa khẩu của Malaysia cũng được kiểm soát chặt chẽ nên không có chuyện gạo "nhựa" qua bằng đường này. Tuy nhiên, rất có thể gạo được nhập lậu qua đường biên giới và khi đã trộn với gạo thường sẽ rất khó phát hiện.
Chuyên gia dinh dưỡng Mary Easaw-John khuyến cáo: "Không được ăn nhựa vì về lâu dài sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Làm giả thực phẩm là một vấn đề nghiêm trọng. Khoảng 300.000 người mắc bệnh và ít nhất 6 trẻ sơ sinh chết trong năm 2008 khi Trung Quốc phát hiện trong sữa bột có melamine.
Cuối năm đó, melamine cũng được phát hiện trong trứng ở Trung Quốc.
Theo Khám Phá