Túi xách secondhand nói gì về kinh tế Nhật

Thứ năm, 11/06/2015, 08:16
Có thể nhìn vào kinh tế Nhật Bản qua thị trường kinh doanh túi xách đã sử dụng (secondhand).  

Vào đầu thập niên 1970, GDP của Nhật tăng trung bình 9,5%/năm với mức thu nhập đầu người tăng tương đương với khu vực Tây Âu. Đây cũng là giai đoạn bùng nổ tiêu dùng tại Nhật, hấp dẫn đến mức hầu hết các hãng thời trang cao cấp của Pháp, Ý và Thụy Sĩ mở các chi nhánh kinh doanh tại Nhật Bản. Giới nữ trẻ Nhật Bản thường không ngần ngại bỏ ra hàng vạn yên để mua những chiếc túi xách Louis Vuiton.

Bình quân một phụ nữ Nhật có 2,58 chiếc túi này. Những con số này khiến Nhật Bản luôn dẫn đầu thị trường hàng hiệu toàn cầu về mức độ mua sắm.

Nhiều người cho rằng, ngành công nghiệp kinh doanh hàng hiệu sẽ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố trên vì người giàu luôn mạnh tay chi tiêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế gần hai thập niên qua đã ảnh hưởng nặng nề tới thị trường xa xỉ tại Nhật. Sụt giảm thu nhập tạo ra một khoảng cách giữa những người có tiền mua những chiếc túi đính kim hoàn hiệu Bulgari hay Judith Leiber có giá khoảng 300.000 yên trở lên và những người không thể mua chúng.

Thị trường đồ cũ ra đời giảm bớt khoảng cách này khi những công chức trung lưu vẫn có thể dùng hàng hiệu với giá rẻ, dù đã qua tay người khác. Mặt khác, sự phát triển của thị trường secondhand cũng cho một cái nhìn mới mẻ về tình hình kinh tế Nhật.

"Tâm lý chung của người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng thay đổi. Tuy nhiên, trên thị trường kinh doanh hàng hiệu secondhand điều này thậm chí còn thể hiện rõ hơn", ông Takuji Ishihara, Chủ tịch Komehyo, công ty kinh doanh túi xách hàng hiệu secondhand lớn nhất Nhật Bản nhận định. Hàng hóa của Komehyo có xu hướng tăng cho thấy tiêu dùng ở Nhật Bản giảm tháng thứ 13 liên tiếp, như số liệu của kinh tế vĩ mô mà Nhật mới công bố.

Trước khi chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe triển khai năm 2013, ông này cho rằng, phụ nữ Nhật Bản phải bán những món đồ hiệu đắt tiền do tình hình tài chính khó khăn.

"Hiện nay, họ bán túi xách để có tiền mua các món đồ khác và cũng bởi họ tin rằng họ sẽ được tăng lương vào năm tới", ông Ishihara nói. Ông này nhận định dựa trên kinh nghiệm bán hàng tại quận Shinjuku, Tokyo: Khách hàng sau khi bán túi xách sẵn sàng đi thẳng tới các cửa hiệu hoặc nhà hàng lớn để mua món hàng khác.

Yếu tố tác động chính đến thị trường hàng hiệu chính là đồng yên mất giá trong một thời gian dài so với cả USD và euro, khiến các món đồ hàng hiệu đắt thêm 10-20%. Thị trường secondhand cũng không phải ngoại lệ, giá các mặt hàng cũng tăng khoảng 15%. Yên mất giá đã khiến nhiều người đổ xô bán túi xách hàng hiệu bởi họ nhận ra rằng những chiếc túi đó vẫn được giá hơn nhiều so với cách đây 18 tháng.

Nhiều người trong số họ quyết định tận dụng đà giảm của yên để mua một chiếc túi xách secondhand tốt hơn, hoặc cũng có người quyết định dùng số tiền bán được để đi du lịch hay đi ăn nhà hàng.

Một cơ hội lớn khác ở thị trường này là du khách Trung Quốc đối với các cửa hiệu của Komehyo ở Tokyo, Osaka và Kyoto, ở những cửa tiệm mà một chiếc đồng hồ Bulgari secondhand có thể bán với giá 13.000 USD, hay một chiếc nhẫn kim cương giá 250.000 USD.

Nhóm khách hàng đại lục là một trong những nguồn tiêu thụ lớn nhất đối với thị trường hàng hiệu secondhand ở Nhật Bản. Trong một nỗ lực nhằm tiếp cận hơn nữa thị trường Trung Quốc, Komehyo tuần trước cho biết sẽ mở cửa hiệu đầu tiên ở Hồng Kông.

Theo DNSG

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích