Thoạt nghe có vẻ đơn giản: Bạn bước chân vào một cửa hàng, chọn một món đồ mình thích rồi trả tiền và trở ra. Nhưng đằng sau sự mua bán này là một "chiến thuật" kinh doanh nhằm mang lại doanh thu khổng lồ, đồng thời khiến khách hàng sẵn sàng bỏ chi hầu bao để mua sắm.
1. Camera có công nghệ nhận diện khuôn mặt
Những chiếc camera này được thiết kế siêu tinh vi đến mức có thể phân biết được các khuôn mặt khác biệt nhất. Chúng cũng được sử dụng để theo dõi số lượng người đến mua hàng, tương tác giữa khách hàng và nhân viên bán hàng và có thể nhận dạng từng khách hàng cụ thể. Sau đó cho thấy rõ hành vi mua sắm của khách hàng, họ mua gì, trao đổi những gì.
2. Mánh khóe "giảm giá"
Nếu bạn là một tín đồ mua sắm, thường xuyên mua đồ ở các cửa hàng bán lẻ lẫn bán buôn thì sẽ nhận thấy rằng đồ giảm giá sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng, cho dù đó là món đồ từng được bán với mức giá đắt tiền.
Đó là bởi vì nhiều hàng hóa mà các cửa hàng thời trang outlet bán được sản xuất đặc biệt dành riêng cho mô hình outlet. Theo tiết lộ của một nhân viên làm việc tại một thương hiệu có mô hình outlet thì "Mặc dù kiểu dáng và các chi tiết không hề thay đổi nhưng chúng tôi đã sử dụng những chất liệu cũ và tiết kiệm mọi chi tiết để tạo nên sản phẩm có giá thành rẻ hơn.
Sản phẩm giảm giá tại các cửa hàng outlet đã được "mô đi phê" cho phù hợp với giá cả |
Cũng theo các báo cáo thì một số các cửa hàng giảm giá như Nordstrom Rack sẽ chỉ bán một phần trăm nhỏ các sản phẩm "xả kho" (clearance) từ Nordstrom; phần còn lại đến từ kho hàng hóa được sản xuất đặc biệt dành cho các cửa hàng outlet. Đó là lý do giải thích tại sao bạn mua hàng giảm giá nhưng sự thực thì không hề giảm giá một chút nào.
3. Khai thác thông tin của bạn từ Zip code
Tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào việc các cửa hàng có sử dụng thông tin đó hay không. Thực ra , để thu thập các thông tin này, cửa hàng cũng phải bỏ ra chi phí và nhiều cửa hàng thu thập zip code chỉ để theo dõi nguồn gốc khách hàng của họ mà thôi. Tuy nhiên, đối với các nhà bán lẻ hàng loạt thì zip code là một phần của kế hoạch sản xuất lớn nhằm tìm hiểu về khách hàng nhiều nhất có thể.
4. "Mập mờ đánh lận con đen" với cụm từ "Made in"
Trên thế giới, có một số quốc gia nổi tiếng với việc sản xuất các sản phẩm chất lượng cao như Ý, Mỹ, Nhật Bản và Đức. Các sản phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia này đều tạo niềm tin cho các khách hàng về chất lượng. Tuy nhiên, đôi khi, các thương hiệu lại quá "rộng rãi" với cụm từ "made in".
Nếu một chiếc túi xách hoàn toàn được sản xuất từ một quốc gia khác và phân phối tại Ý thì rất có thể đó chỉ là cái mác. Theo chia sẻ của thương hiệu đến từ Ý - Gelni- thì đôi khi các thương hiệu có chủ sở hữu là các doanh nghiệp Ý nhưng lại có các sản phẩm được sản xuất 100% tại một nước khác, có giá nhân công rẻ hơn, nhưng vẫn gắn mác "Made in Italy".
Có một điều cần lưu ý là không phải vì sản phẩm gắn mác 'Made in China" thì nó sẽ có chất lượng kém. Thông thường, các nhà máy Trung Quốc có tiêu chuẩn sản xuất và công nghệ cao hơn với mức giá thấp hơn. Mặc dù giá trị nhân quyền và các quy định về sản xuất, môi trường bị lơ là ở các nhà máy này nhưng các tiêu chuẩn về sản xuất luôn được đề cao.
Một sản phẩm gắn mác "Made in USD" được bán ở thị trường Mỹ chưa hẳn là được sản xuất hoàn toàn tại Mỹ. Rất có thể, nó được sản xuất ở một đất nước khác có giá nhân công thấp hơn |
Trong khi đó, một sản phẩm được làm ở Trung Quốc không có nghĩa là có chất lượng kém. Chất lượng sản xuất ở Trung Quốc rất đạt tiêu chuẩn |
5. "Âm mưu" từ các sắp xếp đồ giảm giá
Bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao các sản phẩm trong hạng mục đại hạ giá luôn chất thành đống lộn xộn, ngổn ngang khiến việc lựa chọn gặp khó khăn? Đó là do các nhà bán lẻ muốn ngăn bạn không mua sắm các sản phẩm giảm giá này trong khi kho hàng giá toàn phần chỉ cách một vài bước chân.
Theo KhámPhá