1. Ra đời vào năm 1927 Năm 1927, Joe Thompson, một nhân viên công ty Southland Ice Company ở Dallas, Texas, Mỹ bắt đầu bán trứng, sữa và bánh mỳ tại một cửa hàng tạm ở một trong các nhà lạnh của công ty. Mô hình này được cư dân địa phương ưa chuộng bởi sự tiện lợi khi họ chỉ cần mua vài món đồ. Sau đó, Thompson nghỉ việc và mở các cửa hàng nhỏ trên khắp bang Texas với tên gọi Tote’m Store. Năm 1946, chuỗi cửa hàng tiện lợi được đổi tên thành 7-Eleven, thể hiện giờ mở cửa mới 7h sáng tới 11h đêm trong cơn bùng nổ kinh tế hậu thế chiến thứ 2. Ảnh: PBase.com. |
2. Bắt đầu mở cửa 24/7 từ năm 1962Vào những năm 50-60 của thế kỷ trước, không ai nghĩ lại cần tới một cửa hàng mở cửa suốt ngày đêm. Khi đó, các cửa hàng tạp hóa đóng cửa rất sớm. Vào một đêm năm 1962, một cửa hàng 7-Eleven ở Austin đã phải mở cửa suốt đêm để phục vụ sinh viên theo dõi trận bóng đá của đại học Texas. Bắt kịp xu thế, 7-Eleven bắt đầu áp dụng giờ mở cửa 24/7 với toàn chuỗi cửa hàng. Ảnh: Thestar.com. |
3. Cứ 2 tiếng lại có một cửa hàng mới ra đờiVới hơn 61.500 cửa hàng trên khắp thế giới, 7-Eleven là một trong những công ty nhượng quyền lớn nhất thế giới. Trong đó, Nhật Bản là thị trường lớn nhất với hơn 17.000 cửa hàng trực thuộc Seven & I Holdings - công ty mẹ của 7-Eleven kể từ năm 2005. Mỹ và Thái Lan đứng thứ 2 và thứ 3 với hơn 8.000 cửa hàng. Cứ mỗi 2 tiếng, trên thế giới lại có 1 cửa hàng 7-Eleven ra đời.Ảnh: Franchisesfor.sale |
4. Máy làm Slurpee được sáng chế tại một cửa hàng sữaSlurpee là một trong những thức uống hoa quả phủ đá bào bên trên đặc trưng của 7-Eleven. Chiếc máy này được sáng chế bởi Omar Knedlik, chủ một cơ sở sản xuất sữa và bán quyền sử dụng cho 7-Eleven vào năm 1965. Ảnh:Foodbeast.com. |
5. Tặng Slurpee miễn phí nhân dịp sinh nhật 7/11
Từ năm 2002, vào ngày sinh nhật 7/11, 7-Eleven tặng Slurpee miễn phí cho khách hàng. Chỉ trong ngày này, hãng này tiêu thụ được gần 1,9 triệu lít Slurpee tại thị trường Bắc Mỹ. Ảnh: Mentalfloss.com. |
6. Triển khai chiến dịch song hành cùng bầu cử Tổng thống "7-Election"Từ năm 2000, 7-Eleven triển khai chiến dịch "7-Election", theo đó, khách hàng mua cafe bằng ly màu xanh dương hoặc đỏ có in tên của 2 ứng cử viên theo người mà họ ủng hộ. Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 và 2004, số lượng cốc và số lượng phiếu bầu thực tế cho cả 2 ứng viên chỉ lệch khoảng 1-2%. Kết quả của 7-Election cũng chính xác với phần hơn nghiêng về Tổng thống Obama. Kết quả năm 2012 cũng chỉ chênh lệch 5%. Ảnh: Mentalfloss.com. |
7. 12 cửa hàng 7-Eleven tại Bắc Mỹ từng được đổi thành Kwik-E-MartNăm 2007, để quảng bá cho bộ phim The Simpson Movie, 12 cửa hàng 7-Eleven tại Bắc Mỹ đã được đổi tên thành Kwik-E-Mart. Chi phí cho chiến dịch này là khoảng 10 triệu USD. Không chỉ đổi biển hiệu, các cửa hàng này còn phải đổi cả dấu hiệu nhận diện thương hiệu khác bên trong cửa hàng. Ảnh: Mentalfloss.com. |
8. Cửa hàng 7-Eleven trên thế giới không giống nhauTại Mỹ, 7-Eleven là những cửa hàng tiện lợi nhỏ, nơi bạn có thể mua nhanh một ly cafe trước giờ làm việc. Nhưng tại một số nước khác, nó lại quan trọng với cư dân bản địa hơn thế. Tại Indonesia, 7-Eleven giống như một quán cafe, cung cấp wifi miễn phí, nhiều bàn ghế cả trong và ngoài vỉa hè và thường xuyên biểu diễn nhạc sống. Đây là nơi người trẻ Indonesia tụ tập vào buổi tối, làm việc qua laptop và ăn các món ăn yêu thích. Còn tại Đài Loan, 7-Eleven rất phổ biến với hơn 4.000 cửa hàng tại Đài Bắc - thành phố với 23 triệu dân. Tại đây, ngoài việc mua các món đồ truyền thống và thức ăn bản địa, khách hàng còn có thể trả hóa đơn thẻ tín dụng, sinh hoạt, vé xe công cộng, thuế đất, đặt tour du lịch... Người ta thậm chí yêu cầu giao hàng về cửa hàng 7-Eleven thay vì giao về nhà mình để tiện nhận hàng vào ban đêm. Ảnh:fiedlergroup.com. |
Theo Zing