Doanh nghiệp thờ ơ khi giảm trần lãi suất

Thứ sáu, 13/04/2012, 09:18
Thông tin từ Ngân hàng nhà nước về việc giảm trần lãi suất huy động và những cam kết rất mạnh của Thống đốc ngân hàng nhà nước có vẻ đã không gây ấn tượng với giới chủ doanh nghiệp.


Tin liên quan
>>“Tội” của lãi suất
>>28 ngày, 2 lần hạ lãi suất
>>Giới quan sát bất ngờ trước quyết định hạ lãi suất của Việt Nam
 



Ảnh minh họa
 

Hầu hết các doanh nghiệp và những nhà quản lý có kinh nghiệm đều cho rằng, thông tin giảm trần lãi suất huy động không có tác dụng gì tốt đối với doanh nghiệp mà chủ yếu chỉ làm giảm tiền lãi của người dân và làm cho các ngân hàng thêm lợi nhuận.

Ông Việt Anh, Giám đốc công ty nhựa Nam Thái Sơn cho rằng: “Nhìn chung, quyết định hạ trần lãi suất huy động xuống dưới 12% thực sự không tạo cảm xúc gì với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, vì họ không chờ đón thông tin đó. Điều mà doanh nghiệp chờ đón là có một mặt bằng lãi suất cho vay ổn định.

Các doanh nghiệp đều thấy rằng, việc giảm trần lãi suất huy động chỉ có lợi cho khối ngân hàng, với người gửi tiết kiệm thì không lấy làm hấp dẫn, các doanh nghiệp thì không có một cảm giác gì vì nó không có tác động gì với doanh nghiệp. Do đó nếu ngân hàng muốn giảm lãi suất huy động thì cũng phải có thông báo lãi suất đầu ra, phải có sàn nhất định, nhưng hiện tại thông tin đó chưa có”.

Có doanh nghiệp lạc quan hơn thì cũng rất dè dặt không dám tin rằng, lãi suất cho vay sẽ sớm hạ.

Ông Đỗ Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty nhà Thủ Đức phân tích: “Hạ trần lãi suất thêm 1% thì đúng là doanh nghiệp cũng có mong chờ, họ cũng mong muốn lãi suất vay sẽ hạ thêm, nhưng từ lúc Ngân hàng nhà nước cho hạ lãi suất huy động đến khi thực tế lãi suất vay được hạ xuống thì thường có một độ trễ nhất định, thường là một, hai tháng.

Các đợt hạ trước, một số ngân hàng cũng có giảm lãi suất vay, nhưng chủ yếu là các ngân hàng lớn, còn các ngân hàng thương mại nhỏ thì rất chậm trong vấn đề hạ lãi suất vì họ còn phụ thuộc vào nguồn huy động nên họ cũng phải xoay xở để có thể hạ được. Thật ra nghe tin này doanh nghiệp cũng thấy phấn khởi, nhưng cũng chưa phải có tác động gì ngay tới các doanh nghiệp”.

Đại diện Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng rất thấu hiểu và đồng tình với các doanh nghiệp.

Ông Trương Đình Tuyển, Thành viên Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia bày tỏ: “Nếu chúng ta cần một cái trần thì chúng ta phải áp đặt cái trần đầu ra chứ không phải trần đầu vào. Trần đầu vào là gì? - Là hạn chế tiền gửi của dân và cũng không lợi gì cho doanh nghiệp mà lại là lợi ngân hàng nhưng không ai ủng hộ tôi. Đến gần đây, người ta hỏi quan điểm của tôi về cái trần là như thế nào, bây giờ tôi thấy rằng không cần trần nào cả”.

 
Nghịch lý trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay ở chỗ, tiền đang ứ thừa trong rất nhiều ngân hàng mà doanh nghiệp lại đang kiệt quệ vì phải chịu lãi suất quá cao. Nhiều ngân hàng thừa sức cho vay lãi suất thấp, nhưng khi mặt bằng chung lãi suất cho vay cao thì họ cũng chẳng dại gì mà tự động bớt đi lợi nhuận của mình. Áp trần lãi suất huy động được các doanh nghiệp cho rằng chưa giải quyết được khó khăn của họ hiện nay.
 
Theo VTV

Các tin cũ hơn