Trần lãi suất: Dồn NH yếu vào bước đường cùng

Thứ tư, 18/04/2012, 08:50
Việc áp dụng trần lãi suất hay không tiếp tục tiếp tục là vấn đề được tranh cãi. Tuy nhiên, việc bỏ trần không chỉ phục thuojc vào yếu tố điều hành thị trường mà còn phụ thuộc vào mục tiêu tái cơ cấu ngân hàng.


Các tin khác
>>Tăng lương sao không vui?
>>Phát hiện lạ: "Thu phí giao thông sẽ làm nạn ùn tắc thêm trầm trọng" - ko dùng
>>Cá tra có thể mất thị trường châu Âu
>>Giảm phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Trong một hội thảo mới đây, ông Trịnh Quang Anh, Trưởng ban nghiên cứu kinh tế, Ngân hàng Thương mại Hàng Hải (MaritimeBank) cho rằng: việc lập trần đã tạo lập ra các nhóm ngân hàng "khỏe" và "yếu" và đây là biện pháp dồn các ngân hàng "yếu" vào con đường cùng, thực hiện đến cùng mục tiêu cơ cấu.

Trong khi đó, ông Vũ Đình Ánh - Học viện Tài chính thì ủng hộ quan điểm tiếp tục giữ trần lãi suất huy động cho đến khi thị trường ổn định hơn. Việc căn cứ trong trường hợp cụ thể, sự cải thiện của tình hình thanh khoản thì khả năng NHNN có thể loại bỏ trần lãi suất huy động hoàn toàn trong tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2012 cũng có thể xảy ra.
 


 

 

Mặc dù, NHNN thông báo có thể tiếp tục giảm lãi suất huy động trần 1 điểm phần trăm cho mỗi quý cho đến khi nó đạt đến 10% trước cuối năm nay nhưng các chuyên gia vẫn có nhiều lo ngại về giữ trần lãi suất huy động nhưng không khống chế lãi suất cho vay.

Với trần lãi suất và phân bổ tín dụng như hiện nay, trong khi đó, các ngân hàng lớn chỉ phải trả 13% cho vốn huy động của đa số dân cư tìm đến ngân hàng lớn nhưng lại được thả lỏng để cho vay đối với doanh nghiệp, người dân ở mức thỏa thuận riêng đã từng lên trên 18 - 20%.

Nhờ đó, vài ngân hàng lớn lại đang hưởng lợi ích lớn nữa trên thị trường 2 với các ngân hàng khác qua thị trường liên ngân hàng, khiến lãi suất lại đang dâng cao trong thị trường này từ giữa tháng 3/2012.


Theo Chuyên gia Phạm Đỗ Chí: cần bỏ trần lãi suất để tiếng nói thị trường cho chúng ta câu trả lời. Nên bỏ trần lãi suất để thoát khỏi tình trạng "kích" và "thắt" bị động, điều hành có tính thị trường hơn. Vì thực tế, bản thân các ngân hàng khi tín dụng hạn chế cũng không thể huy động quá cao, chịu đựng lỗ. 

Hoặc giải pháp thứ 2 dường như an toàn hơn là áp dụng cả biện pháp hành chính và cho vay, chỉ để một khoảng chênh lệch giữa lãi huy động và cho vay khoảng hơn 4% chứ không nên để ngân hàng hưởng khoảng chênh lệch lớn như hiện nay, không thực hiện được được mục tiêu hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp.


Đồng tình với ý kiến trên, theo Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, việc vừa áp trần đối với cả lãi suất huy động và cho vay có thể được áp dụng nếu NHNN vẫn giữ lại biện pháp "trần".


Theo VEF

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn