Tin liên quan
>>BĐS thấp thỏm chờ giải phóng hàng tồn
>>Mở van tín dụng BĐS để giảm nợ xấu ngân hàng
>>Tắc đầu ra, vốn rẻ không cứu được BĐS
Ảnh minh họa
Suốt năm 2011 đến nay, thị trường nhà đất rơi vào tình trạng đóng băng và ế ẩm, mặt bằng giá đã giảm tới 40%, đây được đánh giá là một cú sốc rất nặng đối với tâm lý nhà đầu tư.
Tuy nhiên, mới đây việc ngân hàng nhà nước đưa ra một loạt các quyết định quan trọng về chính sách tín dụng đã giúp cho thị trường chuyển động trở lại sau một thời gian dài đóng băng.
Theo phản ánh của nhiều văn phòng môi giới nhà đất tại khu vực Hà Đông thì khoảng 1 tuần nay lượng người hỏi mua đã tăng lên nhiều hơn so với những tháng trước đó và lượng giao dịch khớp bắt đầu có.
Tuy nhiên, đối tượng tham gia thị trường lúc này có phần khác biệt. Trong khi giới đầu tư vẫn tỏ ra khá thận trọng, dè dặt thì những người mua để ở lại rất mạnh dạn "xuống" tiền.
Anh Nguyễn Hữu Cảnh (nhà đầu tư) cho rằng, việc Thống đốc ngân hàng nhà nước hạ lãi suất tiết kiệm xuống 12%/năm, lãi suất cho vay đầu tư bất động sản 14%/năm chưa thực sự hiệu quả.
Bài toán đơn giản, nếu đầu tư 5 tỷ đồng với lãi suất vay 14%/năm thì 1 tháng sẽ trả lãi vay vài chục triệu đồng trong khi thị trường chưa có tín hiệu rõ ràng để khởi sắc. Lời chưa thấy đâu nhưng lãi trả quá lớn.
Với lãi suất huy động từ ngân hàng khoảng 6-8%/năm, nếu cho vay ra từ 12-13%/năm tôi nghĩ vay đầu tư hiệu quả hơn. Còn với những nhà đầu tư đã có sẵn một khoản tài chính người ta sẽ rút về mua tại thời điểm này do giá đất đã quá rẻ.
Còn giới đầu tư thực sự chỉ nhập cuộc khi tín hiệu khởi sắc của thị trường rõ ràng hơn nữa. "Thậm chí, ngay khi giá đất nhúc nhích tăng họ sẵn sàng chấp nhận mua đắt hơn miễn là thị trường có thanh khoản"- ông Cảnh cho biết.
Không chỉ giới đầu tư mà ngay cả chủ đầu tư cũng đang cân nhắc, ông Nguyễn Chí Thanh-Tổng giám đốc Công ty liên doanh cao ốc Quốc tế Tây Hồ cho rằng, các mức vay ra phải dưới mức 15%/năm thì may ra các doanh nghiệp còn cố gắng tham gia vào thị trường còn nếu mức cao hơn mức đó thì thật ra là người ta chỉ vay để cố gắng duy trì hoặc là nếu như họ chỉ đi làm để phục vụ cho mỗi việc trả lãi ngân hàng thì chắc là các doanh nghiệp sẽ rút khỏi thị trường hoặc là họ sẽ chọn những nguồn tín dụng khác chứ nguồn tín dụng của VN như thế là quá cao so với thế giới.
Ông Richard Leech –Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, những động thái chính sách tiền tệ mà NHNN vừa mới ban hành, là sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản nhưng đó mới chỉ tác động đến tâm lý của người mua. Vấn đề ở đây là giảm trần lãi suất huy động xuống 12%, chứ không phải là trần lãi suất cho vay, trên thực tế thì các chủ đầu tư khi đi vay vẫn phải chịu mức lãi suất rất cao.
Trên thị trường, nhiều chuyên gia tài chính vẫn cho rằng muốn NHNN áp trần lãi suất cho vay chứ không phải trần lãi suất huy động. Việc giảm trần lãi suất huy động ở đây là vào người mua. Khi mà lãi suất huy động ít đi thì người gửi tiền vào ngân hàng sẽ dịch chuyển dòng tiền sang những kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán hoặc ngoại tệ.
Rõ ràng là chủ đầu tư có thêm một kênh huy động vốn rất tốt để có thêm nguồn vốn thực hiện các dự án của mình. Với việc bơm thêm vốn từ ngân hàng vào các chủ đầu tư là một động thái rất tốt.
Bởi vì hiện tại nhiều dự án đang trong tình trạng đóng băng, mặc dù nhiều chủ đầu tư đã huy động vốn từ khách hàng rồi nhưng vẫn không đủ dòng tiền để thực hiện dự án, dự án vẫn phải dừng thi công, chủ đầu tư “tiến cũng không được mà lùi cùng không xong"
Theo NDHMoney