Các tin khác
>>Nên cứu hay để DN bất động sản “chết” hẳn?
>>"Kích" bất động sản: Khả thi hay bất khả kháng?
>>Đất giá rẻ: Nguồn cung cao, sức mua thấp
Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2011, thị trường BĐS Việt Nam đã trải qua một đợt suy thoái kéo dài khiến cả DN lẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này gặp không ít khó khăn.
Doanh nghiệp BĐS gặp khó khi hầng tồn quá nhiều.
Thị trường gần như đóng băng, giá BĐS giảm đến mức “khó có thể giảm thêm được nữa” và có dấu hiệu chạm đáy. Nguồn vốn rời bỏ khỏi thị trường từng được đánh giá là có khả năng sinh lợi cao nhất này.
Theo báo cáo của Bộ KHĐT, trong quý I/2012 có 2.400 DN làm thủ tục giải thể; 11.600 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế; 17.800 DN thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 100.000 tỷ đồng, giảm 6% về số lượng DN và giảm 10% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011. Môi trường kinh doanh xấu đi: Tụt 8 bậc (từ 90 năm 2011 xuống 98/183 nước) về môi trường kinh doanh năm 2012. FDI đăng ký nếu không có dự án đầu tư vào BĐS lớn của Nhật thì giảm đáng kể (FDI vào BĐS quý I/2012 chiếm 45,5%).
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như nợ lớn, hàng tồn kho nhiều, tài sản thế chấp không còn để có thể tiếp cận vốn ngân hàng…
Chính những khó khăn này đã gây ra tình trạng nhiều dự án bất động sản buộc phải “trùm mền” vô thời hạn do năng lực tài chính nhiều chủ đầu tư quá yếu.
Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, quý I/2012, cả nước hiện có khoảng 486 khu đô thị mới, quy mô từ 20ha - 1.000 ha, tổng diện tích đất theo quy hoạch dự kiến là 74.057 ha, trong đó có nhiều dự án đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa tiến hành triển khai.
Tuy nhiên, đây chỉ là những con số tính toán, còn thực tế thì tình cảnh đáng buồn. Hà Nội đang có hàng trăm các dự án “hoang” tồn tại nhiều năm nằm dọc các tuyến vành đai lớn. Trong đó, có cả dự án đầy đủ thủ tục, không vướng quy hoạch nhưng do chủ đầu tư thiếu năng lực tài chính nên không thể triển khai.
Ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết: “Trước mắt có thể thấy, trong ngắn hạn thị trường lại phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung do nguồn vốn đầu tư đang khiến cho là rất nhiều dự án BĐS lớn bị tạm ngưng hoặc giãn tiến độ thi công. Do vậy trong ngắn hạn, nguồn cung trên thị trường có thể sẽ bị thiếu hụt. Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp đi đầu, đón được điểm rơi của thị trường khi thiếu hụt”.
Tuy nhiên, trong dài hạn 2-5 năm tới được dự báo sẽ bội thực nguồn cung với hàng loạt các dự án được cấp giấy phép đầu tư. Riêng Hà Nội, sau khi rà soát các đồ án, dự án đầu tư xây dựng dự kiến có hơn 200/750 dự án bất động sản được triển khai trong giai đoạn 2011 - 2013, trong đó trên 60% là dự án nhà ở, khu đô thị mới.
Bên cạnh đó, nhiều dự án khu đô thị mới chiếm diện tích hơn 100 ha, tập trung chủ yếu tại Hà Đông như: khu đô thị mới Dương Nội (174,23ha), KĐT mới Lê Trọng Tấn (101,37ha), khu đô thị mới hai bên đường Lê Trọng Tấn của Công ty Geleximco (133 ha), KĐT mới Nam An Khánh (181ha), KĐT mới Bắc An Khánh (264,40ha); KĐT Thanh Hà A (195,51ha), Thanh Hà B (193,22 ha)...
Theo TTVN