Bất động sản: Vẫn lãi nếu chọn đúng thời điểm

Thứ tư, 25/04/2012, 10:55
Từ ngày 11/4/2012, ngân hàng nhà nước (NHNN) chính thức công bố mở tín dụng cho BĐS và hạ trần lãi suất huy động. Được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, tuy nhiên, trên thực tế nó không mang lại cho thị trường BĐS những động thái tích cực như dự đoán trước đó.


Các tin khác
>>"Giá BĐS được đẩy vượt quá giá trị thật"
>>Tắc đầu ra, vốn rẻ không cứu được BĐS
>>BĐS được giải cơn "khát vốn"

Bao nhiêu doanh nghiệp dám vay?

Quyết định hạ trần lãi suất huy động và mở tín dụng cho BĐS được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp (DN) BĐS phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản do không tiếp cận được nguồn vốn. Nhiều người dân lẫn doanh nghiệp hiện nay vẫn đang “đói” tiền.

 

Lãi suất ngân hàng đã hạ nhưng vẫn còn quá cao so với sức của doanh nghiệp.


Theo đó, lãi suất cho vay áp dụng với các gói tín dụng ưu tiên ở mức 16-16,5% vẫn là mức cao trong bối cảnh đầu ra của thị trường BĐS hết sức khó khăn như hiện nay. Trên thực tế, với mức lãi suất này, đa số DN chỉ vay để cố gắng duy trì hoạt động, chứ chưa dám tham gia vào thị trường, thậm chí số lượng doanh nghiệp dám vay vốn cũng không nhiều.

Thêm vào đó, với các tiêu chuẩn cho vay như ngân hàng đề nghị thì cũng không mấy DN đủ điều kiện để vay. Họ hầu hết là những DN BĐS đã quá yếu, tài sản đã thế chấp hết ngân hàng, khả năng chứng minh năng lực tài chính để vay vốn tiếp rất khó. Đã khó khăn lại càng khó khăn hơn khi khoản vay cũ vẫn bị áp mức lãi suất cũ là 18-20%/năm, trong khi khoản vay mới với lãi suất hạ hơn nhưng lại không thể tiếp cận được.

Có thể thấy, việc cho vay tín dụng có thế chấp cho cá nhân mà các tổ chức tín dụng đang thực hiện đang dẫn đến một thực tế: chỉ những người có tài sản thế chấp mới được vay và vay nhiều lần với mục đích đầu tư, đầu cơ.


Cung - cầu chưa khớp

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chỉ giải quyết bằng nguồn vốn tín dụng sẽ không tránh khỏi thực tế các chủ đầu tư có muốn cũng không dám vay, bởi vay xong, triển khai xong, sản phẩm vẫn không có đầu ra, họ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nợ dù ngân hàng có nới hầu bao thì cũng không ai dám vay bởi vay rồi cũng không biết xây để bán cho ai. Nhà đầu tư thì đã rút khỏi thị trường, người mua nhà thì lác đác.

Thị trường nhà ở những năm vừa qua có sự phát triển mất cân đối. Thể hiện ở các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào đầu tư loại nhà cao cấp. Đến nay, nguồn cung loại nhà giá cao dư thừa trong khi nhu cầu có khả năng thanh toán thực tế thấp, mà nguồn cung những nhà giá thấp, đáp ứng nhu cầu của số đông thì lại quá thiếu. Phân khúc nhà ở bình dân cầu cao nhưng cung gần như không có.

Một số liệu thống kê cho thấy, nếu so sánh giá trị thực của BĐS với thu nhập của người dân, hiện giá BĐS trung bình ở Việt Nam gấp khoảng 25 lần thu nhập.

Theo nghiên cứu của CBRE, trong năm 2012, nguồn cung căn hộ lên tới 20.000 căn, trong khi đó quý I chỉ chào bán khoảng hơn 1.000 căn. Biệt thự liền kề cũng có đến 30.000 căn đang triển khai.

Đây là nguyên nhân khiến nhiều ý kiến cho rằng, địa ốc đang dư thừa một nguồn cung khổng lồ nên sẽ hiếm nhà đầu tư dám mạo hiểm vay tiền để phát triển dự án bởi giá trị thực và giá cung cầu vẫn chưa ăn khớp nhau.

 

Theo Tầm Nhìn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích