Ngôi làng siêu giàu phát vàng, bạc miễn phí ở Trung Quốc (phần 2)

Thứ bảy, 28/04/2012, 07:08
Trong khi nhiều người vẫn chưa hết ngạc nhiên về sự giàu có và tiện nghi của ngôi làng Huaxi - được mệnh danh là ngôi làng giàu nhất Trung Quốc, một “đối thủ” đáng gờm khác đã thu hút sự chú ý khi phát vàng và bạc miễn phí cho người dân.



Tin bài khác

>> Sự cố hài hước trong bữa tiệc quan chức Thụy Điển 
>>Đài Loan: Bé trai 6 tháng tuổi cứu sống... 23 người


Giống Hoa Tây, Trường Giang có được sự thịnh vượng như ngày nay là được sự lãnh đạo của một trưởng làng rất được tôn kính, Li Liangbao.

Khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa vào những năm 1980, Trường Giang từng là vùng đất nghèo nàn với những con đường bụi bẩn.

Ông Li, khi đó là bí thư địa phương, đã nắm lấy các cơ hội mở cửa thị trường mới để chuyển từ nông nghiệp sang chế tạo, với số vốn đầu tư ban đầu là vẻn vẹn 110 USD năm 1972.

 

Một thỏi bạc được phân phát cho người dân.
 

Sau nhiều năm lao động chăm chỉ, sự nỗ lực của ông Li và những người cùng chí hướng đã được đền đáp. Hai lò gạch nhỏ của ông đã phát triển thành một tập đoàn chuyên về đồng, thép, các sản phẩm khoá, hoá chất, ống thép, cũng như các công ty kinh doanh khách sạn, bất động sản, hậu cần, đầu tư và xuất nhập khẩu.

Vào năm 2011, Tập đoàn Xin Chang Jiang, bao gồm 17 công ty con, có doanh thu 7,6 tỷ USD, đứng thứ 195 trong tổng số 500 doanh nghiệp hàng đầu tại Trung Quốc. Đến năm 2015, tập đoàn đặt kế hoạch tạo ra 19 tỷ USD doanh thu buôn bán.

“Hãy chỉ nghỉ tới con đường dẫn đến thành công và đừng viện cớ cho sự thất bại”, ông Li nói trong một khẩu hiệu, được khắc bên một tượng đài ở công viên trung tâm của làng, cùng với các khẩu hiệu khác như “chăm lo cho các dân thường và đền ơn xã hội”.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Trường Giang đã ngày càng thịnh vượng. Người dân có thu nhập thường niên cao, được sống trong những toà nhà sang trọng, lái những chiếc xe hạng sang và được hưởng bảo hiểm và giáo dục cơ bản miễn phí.

Mỗi người dân đều sở hữu một phần nhỏ trong Tập đoàn Xin Chang Jiang nên họ đều được chia cổ tức trong những năm gần đây.

“So với Hoa Tây, các lợi tích tại Trường Giang thiết thực hơn”, Gu Weiming, một chủ nhà hàng địa phương, nói.

Ông Li Liangbao, 72 tuổi, rất được tôn kính trong làng nhưng không mấy người trên thế giới biết đến. Tài liệu giới thiệu cho các quan chức địa phương cung cấp miêu tả ông Li là một người tham công tiếc việc trong vài thập niên qua.

“Để giữ lời hứa, ông thường dậy vào khoảng 4-5 giờ sáng. Ông để lại dấu ấn ở mọi ngõ ngách của ngôi làng khi tới kiểm tra các nhà máy và công trình xây dựng để đảm bảo tiến độ và chất lượng. Đầu ông ấy giống như một máy tính, và bộ não có chức năng như một kho dữ liệu”, tài liệu viết.

An toàn và lành mạnh

252970848_tn3_7bfa8
Hai mẹ con đi dạo trên vỉa hè tại làng Trường Giang.
 
 
Hầu hết những người dân trong làng được tiếp cận đều vui vẻ tâm sự về cuộc sống tại Trường Giang. Các dân làng cho biết họ cảm thấy an toàn và sống thoải mái.

Theo đồn cảnh sát địa phương, trong nửa cuối tháng 3, tại Trường Giang chỉ xảy ra 6 vụ cướp và không có các tội ác khác.

Liu Li, một quan chức cảnh sát tại đồn cảnh sát địa phương, cho hay Trường Giang an toàn hơn tất cả các nơi khác tại tỉnh Giang Tô. “Các nhân viên an ninh đi tuần tại làng 3 lần mỗi lần và người dân cảm thấy an toàn tại đây”, bà Liu nói.

Tuy nhiên, sống tại Trường Giang, người dân cũng phải chấp nhận hi sinh những lựa chọn và sở thích cá nhân.

Các gia đình cho biết họ không thể nói không khi ngôi làng đề xuất lắp các cánh cổng bằng đồng giống hệt nhau tại mỗi hộ gia đình. Người dân cũng không được phép bán các thỏi vàng và bạc vì chúng là các món đồ kỷ niệm.

Về vấn đề chính trị, cuộc bầu cử các quan chức trong làng được tổ chức thường xuyên, nhưng chỉ những người có đóng góp nổi bật hoặc có uy tín mới được đề cử vào các chức vụ quan trọng.


Những mô hình tương tự

Các chuyên gia nghiên cứu về khu vực nông thôn cho hay việc phân phát các thanh vàng và bạc tại Trường Giang chỉ là một dạng khác của việc chi trả cổ tức.

Họ nói thêm rằng những câu chuyện thành công của các ngôi làng giàu có ở phía đông Trung Quốc khá giống nhau. Những ngôi làng này đã nắm các cơ hội phát triển vàng, có một nhà lãnh đạo giỏi và một đội ngũ quản lý với kiểu kinh doanh gia đình.

“Cần chú ý hơn tới việc làm thế nào để thúc đẩy sự phân bổ tài sản và để người dân hiểu rõ rằng một cổ phần mà họ sở hữu trong các tài sản tập thể có vai trò lớn như thế nào, do đó họ có thể thấy trước được sự phân bổ như vậy”, Du Zhixiong, một giáo sư về phát triển nông thôn tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, nói.


Theo timnhanh

Các tin cũ hơn