Các tin khác
>> Hàng tạ thịt bò, cá leo từ trên trời rơi xuống... hồ Kẻ Gỗ
>> Máy tỉnh bảng làm thay đổi... nghề nông
Tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Ông Nhơn kiểm tra lồng bè tôm hùm |
Năm 1996, khi mới lập gia đình, ông Nhơn thấy nhiều hộ trong thôn nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao, ông nuôi thử 11 con tôm hùm và thu được kết quả tốt. Từ đó ông đã cùng các anh em trong gia đình đầu tư lồng thả nuôi 800 con tôm hùm, qua 18 tháng nuôi, từ chi phí thu lãi được 320 triệu đông, ông được chia lãi 80 triệu đồng.
Năm 2000, ông vay mượn thêm vốn của bạn bè đầu tư 57 lồng chìm thả sát đáy, nuôi 3.400 con tôm hùm, tôm phát triển tốt, nhưng không may bị cơn bão số 8 năm 2001 phá hủy toàn bộ, vợ chồng ông lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất, ông đành chuyển sang làm thợ tiện, thợ sửa máy nổ để mưu sinh và lo cho các con ăn học.
Năm 2005 , ông Nhơn quyết định trở lại với nghề nuôi tôm hùm. Với số vốn ít ỏi mà vợ chồng ông tích góp được, ông vay mượn thêm vốn của bạn bè, người thân, đặc biệt là vay tín chấp của Agribank Phú Yên.
Rút kinh nghiệm bị thiên tai năm 2001, ông đầu tư 17 lồng theo hình thức lồng bè, nuôi 1020 con tôm hùm tại vùng nuôi thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương (vịnh Xuân Đài) để dễ dàng di chuyển tránh bão lũ và điều chỉnh độ sâu lồng nuôi cho thích hợp khi môi trường, thời tiết thay đổi.
Năm 2006, ông thu hoạch, xuất bán, trừ chi phí và thu lãi được 200 triệu đồng, có tiền trả bớt nợ và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất với quy mô lớn hơn.
Năm 2007, ông Nhơn đầu tư 150 lồng nuôi 9.000 con tôm hùm. Cuối năm 2009, cơn lũ lịch sử đã gây thiệt hại cho đại đa số bà con nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cầu, nhưng riêng ông thì không bị thiệt hại mà còn thu lãi lớn gần 2,2 tỷ đồng, trả được hết nợ, mua đất cất nhà, sắm sanh đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình và cho các con vào thành phố Hồ Chí Minh ăn học.
Tiếp đó, đầu năm 2010, giá tôm hùm giống cao, nên ông Nhơn chỉ nuôi được 5.000 con, sau 21 tháng nuôi, xuất bán, ông Nhơn thu lãi ròng 1,5 tỷ đồng.
Như vậy, từ năm 2007 đến 2011, qua 2 đợt nuôi tôm hùm, ông Nguyễn Thành Nhơn đã thu lãi được 3,7 tỷ đồng, bình quân mỗi năm ông thu lãi ròng cả tỷ đồng, đây là kết quả không mấy ai trong nghề đạt tới.
Ngoài lợi ích kinh tế thu được, hàng năm ông Nhơn cũng đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 12 lao động địa phương có thu nhập ổn định bình quân 3 triệu đồng/ người/tháng. Mặt khác, ông Nhơn còn tích cực tham gia hoạt động xã hội, từ thiện của địa phương được chính quyền, đoàn thể và nhân dân nể trọng.
Qua quá trình nuôi tôm hùm, ông Nhơn đã rút ra một số kinh nghiệm: Nên chọn vị trí vùng nuôi ở đầm, vịnh, vũng có độ sâu từ 7m trở lên, nên chọn mua con giống ngay tại địa phương đỡ tốn chi phí vận chuyển, tôm không bị sốc và thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái; Phải sử dụng thức ăn có chất lượng tốt, cho tôm ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ, giáp xác và nhuyễn thể còn tươi.
Thức ăn phải được rửa sạch trước khi cho ăn, thực hiện đúng phương pháp cho tôm ăn 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Lượng thức ăn tập trung nhiều hơn vào buổi chiều tối và cho tôm ăn vào lúc đói; Cần phải theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị đúng liều, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; Khi tôm bị bệnh cần giảm lượng thức ăn đến mức tối thiểu và cho thức ăn phải bảo đảm thật tươi;
Thường xuyên vệ sinh lồng bè nuôi, theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường để dịch chuyên, điều chỉnh độ sâu lồng cho phù hợp, giảm bớt sự tác động ảnh hưởng của sự biến đỏi thời tiết; Trong quá trình nuôi phải nâng cao trách nhiệm cộng đồng và bảo vệ môi trường, không được xả rác thải vào môi trường. Đó là những yếu tố góp phần nâng cao năng suất hiệu quả và phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững.
Nói về sự thành công, ông Nhơn cho biết: ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân và gia đình, sự giúp đỡ của bạn bè và của các cơ quan chức năng, phải kể đến sự tạo điều cho vay vốn kịp thời của ngân hàng Agribank Phú Yên để đầu tư vào sản xuất.