Hôm nay, cổ đông Habubank bàn quyền lợi khi sáp nhập

Thứ bảy, 28/04/2012, 08:14
Ngày hôm nay, 28/4, Habubank chính thức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012. Sáp nhập vào SHB, mọi quyền lợi của cổ đông, người gửi tiền được đảm bảo hay không sẽ được quyết định tại đại hội này.


>> Nhà đầu tư ủng hộ kế hoạch sáp nhập HBB và SHB
>> Lợi ích nào cho việc sáp nhập giữa HBB và SHB?
>> NHNN bác tin chấp thuận cho SHB mua lại HBB
 

Có thể nói, dư luận đang khá quan tâm đến câu chuyện sáp nhập của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank, hay HBB) và Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội (SHB).

Cái tên Habubank mới đây thôi vẫn nổi đình đám trên truyền thông bởi những hoạt động được quảng bá là đạt hiệu quả khá cao trong kinh doanh, thì nay cũng nổi như cồn vì thông tin bị mua lại do hoạt động kém hiệu quả.

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày hôm nay, 28/4, HBB chính thức tổ chức đại hội đồng cổ đông. Đây là đại hội được dự đoán sẽ khá nóng, bởi tính chất ẩn sâu sau hai từ “sáp nhập”, và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến giới truyền thông không được phép có mặt. Không ít cổ đông, khách hàng của HBB lo lắng sau khi sáp nhập mọi quyền có bị ảnh hưởng?.

 

Quyền lợi của các cổ đông, khách hàng có được đảm bảo sẽ  được quyết định  tại  ĐHCĐ HBB hôm nay.


Trước đó, HBB đã công bố dự thảo đề án sáp nhập HBB vào SHB. Theo bản dự thảo này, sẽ chấm dứt hoạt động và đóng mã số thuế của HBB. Ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ lấy tên là ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Cơ cấu nhân sự dự kiến: HĐQT sẽ có 7 người, ban kiểm soát 5 người, 10 người trong ban điều hành và 4.686 cán bộ nhân viên.

Cũng theo dự thảo đề án sáp nhập của HBB, các chủ sở hữu cổ phiếu của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB.

So với thực tế hiện nay, ban lãnh đạo của ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ có sự thay đổi về số lượng. Đây là những người có vốn lớn hoặc đại diện vốn cho nhiều cổ đông khác, chính vì thế, mọi quyền lợi liên quan sẽ phải được giải quyết, giải đáp tại đại hội động cổ đông của Habubank lần này.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc HBB phải tính đến sáp nhập là do các khoản vay từ nhóm khách hàng Vinashin đã ảnh hưởng lớn đế hiệu quả kinh doanh ngân hàng, nhất là với chi phí vốn ngày càng cao, hệ quả là kết quả tài chính và chất lượng tài sản có từ năm 2011 và đến nay bị suy giảm rất nhiều. Giải pháp được cho là hữu hiệu nhát để giải quyết tình trạng này sáp nhập với ngân hàng khác.

Theo nguồn tin từ HBB, quyết định sáp nhập  được HĐQT của HBB cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập.

Cũng theo nguồn tin này, quá trình sáp nhập được kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.

Trong Đề án đã được các bên thông qua, cán bộ nhân viên của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là tổng số cán bộ nhân viên của 2 ngân hàng hiện nay và được đảm bảo các quyền lợi chung giống nhau.

Đó là những gì mà phía HBB có thể nói trước khi đại hội đồng cổ đông diễn ra, còn thực tế quyền lợi của các cổ đông, khách hàng cụ thể như thế nào, những gì sẽ được thỏa thuận tại đại hội đồng cổ đông hôm nay còn phải chờ đợi ở kết quả cuối đại hội.


Theo VnMedia

Các tin cũ hơn