"Chưa rõ động cơ khiến nguyên TGĐ Vinalines bỏ trốn"

Thứ ba, 22/05/2012, 16:20
Đó là khẳng định của Cục trưởng cục cảnh sát điều tra chống tham nhũng (C48) Bộ Công an với các cơ quan báo chí xung quanh việc ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Liên quan đến vụ việc ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng cục hàng hải Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty hàng hàng hải Việt Nam (Vinalines) bỏ trốn đến nay đang bị phát lệnh truy nã, Đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra chống tham nhũng (C48 Bộ Công an) đã có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí vào sáng ngày 22/5.
 
Thưa ông, vụ án ở Vinalines ban đầu chưa rõ động cơ khiến TGĐ Vinalines bỏ trốn, bởi tố về hành vi tham nhũng. Trong quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triệu tập làm việc với ông Dũng lần nào chưa? Vì sao cơ quan điều tra lại để ông Dũng trốn thoát trước đó mà không có biện pháp ngăn chặn? Liệu có xảy ra tình trạng lọt thông tin trước đó?

Vụ án tham nhũng ở Vinalines được khởi tố từ tháng 2/2012. Quá trình điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định các bị can, tạm giam liên quan đến tham ô tài sản trong việc sửa chữa ụ nổi. Hành vi này là cố ý làm trái quy định Nhà nước trong việc mua ụ nổi.

Hiện chưa có thông tin gì về nguyên nhân động cơ thúc đẩy ông Dũng bỏ trốn. Trước khi khởi tố bị can đã nhiều lần làm việc với ông Dũng hiện chúng tôi chưa có thông tin phản ánh có lộ lọt thông tin hay không. Việc này sẽ làm sáng tỏ khi bắt được bị can.


 
 
Đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng C48 thông báo kết quả điều tra vụ án ban đầu về sai phạm ở Vinalines
 

Thông thường để xác định hành vi phạm tội, chúng tôi phải mất thời gian để điều tra. Đối với các bị can này (trong đó có ông Dương Chí Dũng –PV) việc mới khởi tố được tiến hành vào ngày 17/5 rồi tiến hành tống đạt khởi tố bị can. Sau khi điều tra làm rõ hành vi bị can sẽ xem xét hành vi trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

Việc điều tra những hành vi phạm tội có liên quan trước đây vụ tham ô tài sản của ông Dũng chưa có tài liệu nào phản ánh. Đối với vụ cố ý làm trái quy định pháp luật của Nhà nước thì chúng tôi đã triệu tập lên và ông Dũng đã thừa nhận mình làm trái với quy định của Thủ tướng và luật đấu thầu. Bản thân ông bỏ trốn tự nói lên hành vi phạm tội của mình. 
 
Nếu cơ quan công an không bắt được ông Dũng thì việc điều tra sẽ gặp những khó khăn gì thưa ông?
 
Tất nhiên nếu không bắt được ông Dũng việc điều tra sẽ gặp khó khăn, thiếu lời khai của bị can song không ảnh hưởng nhiều đến việc điều tra vụ án bởi đó chỉ là  lời khai của bị can từ 1 phía. Chúng tôi còn căn cứ nhiều bằng chứng khác để làm rõ vụ việc.
 
Ngay sau khi khởi tố, tống đạt quyết định, thực hiện lệnh bắt tạm giam, ông Dũng không có nhà, 1 ngày sau CQĐT đã ra lệnh truy nã thì việc ra truy nã đã có căn cứ ông Dũng bỏ trốn như thế nào không? Nếu đối tượng ra nước ngoài thì chúng ta có bước đi như thế nào?
 
Theo quy định pháp luật, khi bị can bỏ trốn hoặc ko biết ở đâu CQĐT có quyền ra lệnh truy  nã. Ngày 17/5 sau khi khởi tố triệu tập ông Dũng không có mặt ở địa phương, chúng tôi xác định bị can đã bỏ trốn và chúng tôi đã ra quyết định truy nã. Nếu ra nước ngoài sẽ phối hợp với Interpol truy nã quốc tế.
 
Ngoài chuyện ụ tàu trong vụ án, Cơ quan cảnh sát  có mở rộng điều tra nữa không bởi trong suốt thời gian qua ở Vinalines có chuyện mua bán tàu cũ, bán cho các đối tượng bên ngoài có những sai phạm và  đang được dư luận quan tâm?
 
Chúng tôi tiếp tục điều tra mở rộng vụ tham ô. Qua thông tin báo chí phản ánh kết luận của Thanh tra Chính phủ chúng tôi cũng theo dõi trên báo chí. Ngoài hành vi bán tàu khi chúng tôi phát hiện sai phạm sẽ điều tra mở rộng tiếp.
 
Còn việc cơ quan điều tra trao đổi với Bộ GTVT về vụ việc?
 
Sau khi khởi tố bị can chúng tôi mới trao đổi với Bộ GTVT về những sai phạm của ông Dũng và mới ra các quyết định kỷ luật, đình chỉ công tác ông Dũng. 
 
Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

 
Theo VietQ

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích