>>Chàng trai Việt lau dọn vệ sinh thành nhà khoa học Mỹ danh tiếng
>>Giới đầu tư quốc tế đang bỏ vàng mua USD
>>Dân đang bị ngành điện áp đặt giá?
>>Ông Bạc Hy Lai sẽ trở lại chính trường?
Dừa tồn đọng lâu ngày không bán được đã mọc mộng
Số dừa tồn đọng trong dân hiện đã vượt 100 triệu trái, thu nhập của người trồng dừa cũng giảm tới 80%.
Tất cả những người trồng dừa ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh đang kiệt quệ sau khoảng sáu tháng chịu đựng tình trạng giá dừa tuột dốc. Vấn đề người trồng dừa quan tâm lúc này là làm gì để giá dừa tăng và tiêu thụ được dừa tồn đọng.
Trung gian “ăn” hết 10.000 đồng/chục dừa
Theo các doanh nghiệp chế biến dừa, hiện nay họ mua cơm dừa với giá 6.800-7.000 đồng/kg, tức khoảng 40.000 đồng/chục dừa. Tuy nhiên do có quá nhiều khâu trung gian nên giá tại vườn và tại nhà máy chênh lệch tới 10.000 đồng/chục.
Theo ông Trần Văn Đức, tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre, công ty mua cơm dừa 7.000 đồng/kg là cao hơn giá thị trường. Mỗi ngày công ty chịu lỗ 300 triệu đồng để giữ giá này giúp nông dân cầm cự.
“Tuy nhiên hiện nhiều doanh nghiệp đã đuối sức, chỉ còn một vài doanh nghiệp chấp nhận mua giá này, còn một số doanh nghiệp khác đã giảm giá mua để cắt lỗ và duy trì sản xuất, việc làm cho công nhân” - ông Đức nói.
Kiến nghị miễn thuế xuất khẩu dừa trái
Thời gian gần đây hầu như ngày nào báo PV cũng nhận được điện thoại của những người trồng dừa, có người vừa nói vừa khóc vì cuộc sống bế tắc do giá dừa thấp và không bán được. UBND tỉnh Bến Tre đã họp rất nhiều lần, vậy đến giờ đã tìm ra giải pháp nào chưa?
- Ông Trương Minh Nhựt (giám đốc Sở Công thương Bến Tre): Biện pháp Bến Tre đang làm là vận động các doanh nghiệp liên kết giữ giá dừa, tổ chức mạng lưới thu mua để giảm khâu trung gian.
Khuyến khích các doanh nghiệp không phá giá thu mua và giá xuất khẩu bởi trong thực tế đã có tình trạng cạnh tranh tiêu cực, hạ giá xuất khẩu, nên phải giảm giá thu mua cơm dừa nguyên liệu tới 12%. Tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra để xử lý việc này.
Ngoài ra, tỉnh đã kiến nghị trung ương miễn đánh thuế xuất khẩu dừa trái để tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài đẩy mạnh thu mua (hiện thuế suất là 3%); miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế khoán.
Vừa qua tỉnh Bến Tre cũng kiến nghị Bộ Công thương điều tiết cho tỉnh khoản tiền bù thuế xuất khẩu dừa trong năm 2011(khoảng 12 tỉ đồng) để tạo quỹ bình ổn giá dừa và hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng dừa.
Mặt khác, tỉnh cũng đang cân đối lại các nguồn thu ngân sách để bổ sung vốn hỗ trợ cho ngành chế biến dừa xuất khẩu. Dự báo từ tháng 5 này trở đi, tình hình sẽ sáng sủa hơn do thị trường xuất khẩu có dấu hiệu tốt trở lại và dừa vào mùa “treo”, sản lượng giảm.
- Ông Hồ Vĩnh Sang (chủ tịch Hiệp hội Dừa Bến Tre): Chúng tôi hi vọng gói hỗ trợ cứu doanh nghiệp 29.000 tỉ đồng sẽ tới được các doanh nghiệp chế biến dừa xuất khẩu. Nếu được các ngân hàng cho vay vốn ưu đãi, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn thu mua dừa dự trữ và xúc tiến tìm thị trường mới.
Chúng tôi có nghe nói tỉnh xin trung ương miễn giảm thuế để cứu ngành dừa, hi vọng việc này được quyết định sớm để doanh nghiệp thoát ra được cảnh khó khăn. Doanh nghiệp “khỏe” thì chắc chắn người trồng dừa sẽ bớt khổ thôi.
Theo Tuoitre