Thống đốc: Có TCTD nợ xấu lên đến trên 60%

Thứ ba, 21/08/2012, 14:53
Thống đốc NHNN cũng khẳng định sẽ xử lý xong các ngân hàng yếu kém trong năm nay.
Chiều nay 21/8, theo lịch làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội.Theo đó, chủ đề sẽ được các đại biểu đặt ra là các biện pháp giải quyết nợ xấu và các giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng các nguồn vốn tín dụng ngân hàng; và việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

Chủ nhiệm ủy ban tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt câu hỏi chất vấn Thống đốc: “Một số năm gần đây NHNN có báo cáo cơ quan chức năng nợ xấu của TCTD khoảng 3% - ở trong mức an toàn nhưng gần đây lại có báo cáo cho rằng nợ xấu lên đến 4,47 % (117.000 tỷ đồng), Cơ quan giám sát của NHNN thì báo cáo nợ xấu 8,8% (202.000 tỷ đồng) như vậy con số này gấp gần 2 lần so với con số của TCTD.

Nguyên nhân là do một số TCTD thực hiện phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực tế dể giảm chi phí trích lập rủi ro, việc làm như vậy có bị coi là vi phạm luật các TCTD và vi phạm luật kế toán hay không, có thể coi là thiếu trung thực, NHNN để sự việc này xảy ra và để tình trạng này kéo dài trong nhiều năm, trách nhiệm của NHNN như thế nào, việc này phải xử lý như thế nào?


Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Vừa qua dư luận một số ngân hàng, có hiện tượng thâu tóm các ngân hàng, dư luận đó thực chất như thế nào và trong giải pháp của NHNN tiếp tục bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản và bảo đảm hỗ trợ cho NHNN yếu kém, các giải pháp này có thiết thực hay không?

Thống đốc trả lời:

Về vấn đề nợ xấu, Hiện nay hình thành nhiều tỷ lệ nợ xấu khác nhau, thực tế này phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của NHNN từ trước đến nay, nhưng đến nay mới công khai số liệu nợ xấu.

Trước nay khi chưa hội nhập quốc tế, chúng ta chưa có đánh giá của các tổ chức quốc tế đã có 2 số liệu nợ xấu: 1 do NHTM báo cáo, 2 là số liệu NHNN đánh giá, khi hội nhập, các tổ chức quốc tế đánh giá nợ xấu của NHTM VIệt Nam thì có thêm số liệu thứ 3. Năm 2000, tổ chức quốc tế dánh giá nợ xấu của Việt Nam là 30%.

Những năm gần đây NHNN ban hành Nghị định 493 phân loại nợ, theo đó nợ xấu phân theo 5 nhóm, 1 là tốt, 2 là các khoản cho vay có vấn đề và nhóm 3-4 là nợ xấu.

Trong các khoản cho vay đó có nhiều khoản cho vay định tính, có khoản nợ quá hạn 10 ngày cho vào nợ nhóm 1, quá 10 ngày nhóm 2, trên 360 ngày xếp vào nhóm 5, đó là nội dung định lượng hết sức rõ ràng.

Nhưng có nhiều nội dung định tính như khoản nợ đang ở nhóm 1 nhưng TCTD đánh giá cú sốc trong nền kinh tế thấy rằng khả năng trả nợ của TCTD khó đảm bảo nên sẽ đưa vào nhóm cao hơn, có nhiều khoản nợ thuộc nhóm 1 nhưng có 1 khoản nợ ở nhóm cao hơn sẽ đánh giá vào nhóm cao hơn, hoặc doanh nghiệp có nhiều khoản nợ ở nhiều TCTD.

Do các yếu tố định tính và định lượng như vậy nên việc đánh giá nợ xấu tại nhiều TCTD sẽ khác nhau. Cùng 1 TCTD nhưng có 2 công ty kiểm toán thanh tra sẽ có 2 số nợ xấu khác nhau.

Ngoài các yếu tố khách quan còn có yếu tố chủ quan như do ý thức của người phân loại nợ, ví dụ như bản thân TCTD, ví dụ nợ nhóm 1 không phải trách lập, nợ nhóm 2 trích lập 10%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%, vì mục tiêu lợi nhuận nên TCTD che dấu khoản nợ đó để xếp vào nợ xấu thấp hơn. Họ vin vào việc họ không nắm được thông tin ở các TCTD khác nên ko đưa khoản nợ xấu vào nhóm cao hơn, để làm giảm nợ xấu của mình.

Với quan điểm của NHNN trong nhiều năm qua chúng tôi nhận thấy điều đó, mức chênh lệch hết sức rõ ràng, về việc có 6 TCTD – đang trong quá trình xử lý là 9 – theo báo cáo của các TCTD không có TCTD nào có nợ xấu quá 2,5%, thậm chí có lãi, nhưng khi NHNN kiểm tra có TCTD có nợ xấu trên 30% và có TCTD có nợ xấu trên 60%, có TCTD mất cả vốn điều lệ. NHNN phải trực tiếp có biện pháp thông qua giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ để giám sát.

Chúng ta có thể khẳng định rằng số liệu của NHNN là con số xác thực nhất và NHNN điều hành theo con số đó. Theo quyết định 493 đã quy định rõ, TCTD làm sai là vi phạm quy định của NHNN, NHNN biết các vấn đề này nhưng đôi khi phải giám sát tại chỗ mới phát hiện được, còn giám sát từ xa thì không đủ người để thanh tra trực tiếp được.

Về các ngân hàng yếu kém

Thống đốc thừa nhận rằng trong thời gian dài các chế tài của NHNN chưa phát huy hiệu quả nhưng qua giám sát 9 TCTD, buộc các cổ đông đưa vốn vào hoặc nằm trong diện giám sát của NHNN.

Việc sáp nhập các NH trong thời gian vừa qua chỉ dừng lại ở con số cộng, Thủ trướng CP ban hành nghị định 254 hợp nhất các ngân hàng, chúng ta đã triển khai và có nhiều công việc hoàn thành chúng ta có đầy đủ cơ sở để khẳng định tái cấu trúc ngân hàng trong năm 2012 hoàn thành đầy đủ.

NHNN đã đưa vào tái cấu trúc 9 NH. Trong đề án tái cấu trúc này, trừ việc sáp nhập 3 NH đầu tiên, còn 3 NH ở phía Bắc và 3 NH ở phía Nam, các đề án xử lý sáp nhập hay cho tự phải mang lại hiệu quả cao hơn về thanh khoản, tránh đổ vỡ.

Việc hợp nhất 3 NH phía nam, Đệ nhất, Sài gòn, Tín nghĩa, do trong quá trình thanh rra phát hiện ra rằng 3 NH có sở hữu chéo, để 1 NH đứng ra xử lý riêng sẽ chồng chéo lên nhau nên NHNN đã gộp 3 ngân hàng lại, trên cơ sở đó mới xử lý, đây là bưowcs đi đầu tiên.

Đến nay tình hình của NH Sài Gòn đã có những chuyển biến tích cực. Đến nay họ đã kiểm soát được thanh khoản trả được mọt phần tiền cho vay tái cấp vốn của NHNN, đến h phút này NHNN hoàn thành khâu thẩm định, ngây sắp tới đay sẽ trình Chính phủ về các vấn đề đó

Về thâu tóm ngân hàng, nếu diễn ra trên TTCK diễn ra theo pháp luật CK, nếu họ mua bán trên TTCK không hỏi NHNN, nọ mua cổ phiếu trên TTCK để giữ tỷ lệ chi phối nào đóm NHNN chỉ phát hiện khi chốt sổ, NHNN bắt lập lại tỷ lệ đã được quy định về sở hữu của NH, còn việc này không thông qua hệ thống NH mà thông qua TTCK.

Trong qua trình xử lý 9 NH vừa qua, có những hiện tượng có thể nói là có màu sắc gì đó của thâu tóm. Trong Đề Án 254 được Chính phủ phê duyệt, bước đầu tiên cho NH tự lên phương án khắc phục, còn nếu TC TD không tự khôi phục được thì NHNN mới can thiệp trực tiếp, một TCTD khó khăn họ tự tìm đối tác, diễn ra thực tế người mua muốn mua rẻ, người bán muốn bán đắt, diễn ra sự mâu thuẫnvề lợi ích

Về việc hỗ trợ của NHNN có hiệu quả hay không. Quý 4/2011, tình hình thanh khoản của NH Việt nam cực kỳ căng thẳng, NHNN liệt kê 12 TCTC có thể bị phá sản hoặc mất khả năng thanh khoản, có những TCTD lớn cũng hết sức bấp bênh, Trong bối cảnh đó có 6 TCTD mất khả năng thanh toán – không đủ tiền trả cho dân, NHNN đã hỗ trợ thanh khoản cho 6 TCTD này, ngoài 3 TCTD đã hợp nhất, còn 3 TCTD còn lại đã hoàn trả lại tiền tái cấp vốn cho NHNN, như vậy việc giúp đỡ của NHNN đã giúp đỡ hệ thống đảm bảo thanh khảo và ko bị đổ vỡ.

Thực tế, khi NHNN cho vay tiền để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, NHNN thành lập tổ giám sát, chỉ trả tiền chod ân cư, thậm chí DN cũng ko được trả, nếu TCTD không sử dụng hết phải trả lại cho NH, nên TCTD không được sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác ngoài việc trả tiền cho dân cư.

 
Theo TTVN

Các tin cũ hơn