Ông Lý Xuân Hải quan trọng đến mức nào ở ACB?

Thứ năm, 23/08/2012, 10:59
Cùng với tin bầu Kiên bị bắt vì kinh doanh trái phép, dư luận sôi sục vì thông tin ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu bị cơ quan điều tra triệu tập.
 
Ông Hải gắn bó với Ngân hàng Á Châu từ năm 1996 đến năm 1997 với vị trí Phó Giám đốc Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Hải Phòng. Là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu. Từ tháng 06 năm 2005 đến nay ông giữ vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu.
 
Về cá nhân, ông Hải khá kín tiếng trên các phương tiện truyền thông, ít nói về cá nhân mình, trong khi đó, ACB được coi như là hình ảnh của sự thành công, xếp hạng tín nhiệm thuộc nhóm cao trong các ngân hàng nội địa.
 
Tổng giám đốc ACB hiện đang bị cơ quan điều tra tạm giam 4 tháng.
 
Về vai trò của cá nhân mình tại ACB, ông Hải tự nhận “Tôi là một phần của “cỗ máy” ấy. Thể chế mà ACB đang xây dựng là làm sao để mọi thứ vận hành mà không phụ thuộc vào những con người cụ thể nữa. Đó chính là sự an toàn, ổn định của một hệ thống.

Tất nhiên, ở trong đó đã bao hàm những “cái tôi”, những yếu tố con người. Tôi may mắn được đặt vào chỗ ngồi này để ngày hôm nay đóng vai trò của người cầm gậy chạy đầu của một cuộc chạy tiếp sức, được thừa hưởng rất nhiều thành quả của những người đi trước và của các cộng sự hôm nay.

Vai trò cá nhân của tôi cũng như của bao con người ACB khác: vai đã được phân và “diễn viên” phải đóng tốt, cố gắng thực hiện tốt chức năng của mình trong “cỗ máy ACB”.

 
Thời gian dài gắn bó với ACB những đến tháng 2/2012, rộ tin đồn ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB sẽ chuyển sang Sacombank.
Ông Lý Xuân Hải sinh năm 1965, quê Bình Định. Ông Hải có bằng Thạc sỹ Kinh tế - Đại học Paris Dauphine – Pháp, TS Toán-Lý - Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus – Belarus.

Tuy nhiên, lãnh đạo và người phát ngôn các bên liên quan vẫn không thừa nhận tin đồn này.
 
Còn ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc Eximbank, đơn vị mà ACB là cổ đông lớn, nói hoàn toàn không biết việc này. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, giả sử có xảy ra, ông cũng không ngạc nhiên: “Cũng bình thường thôi, nếu người nào đã mua mảnh ruộng thì trước sau gì cũng đưa máy móc đến để cày bừa, gieo trồng”.
 
Một lãnh đạo cấp cao của ACB cũng không thừa nhận, nhưng lấp lửng rằng, nếu có, đó là lựa chọn nhân sự đứng ở vị trí đầu bảng của ACB. Tin cho biết thêm, ACB đã có kế hoạch nhân sự thay cho vị trí CEO Lý Xuân Hải, người có hơn 7 năm “cầm cương” ngân hàng này.
 
Thông tin về cá nhân ông Hải gần như rất ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trừ một số thông tin rất cơ bản về nhân thân như ngày tháng năm sinh, bằng cấp.
 
Trong một bài trả lời phỏng vấn trước đây, ông Hải thừa nhận về vai trò của Hội đồng sáng lập ACB đối với ngân hàng này trong một số trường hợp như "khi đứng trước những quyết định táo bạo, quyết định lớn chứa đựng rủi ro cao hoặc khi mà vấn đề cần sự quyết định của các ông chủ thật sự. Họ cũng là những người tạo nên những “cảm xúc”, những chuẩn mực và mục tiêu cần thiết để bộ máy vận hành trơn tru và hiệu quả hơn".
 
Ở thời điểm đó, ông Hải khẳng định vai trò của Hội đồng sáng lập ACB là "như những ông chủ thực sự".
 
Hôm 10/7, Fitch công bố báo cáo xếp hạng tín nhiệm của 4 ngân hàng lớn tại Việt Nam là Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và Ngân hàng Á Châu (ACB). Theo đó, trái phiếu dài hạn phát hành bằng ngoại tệ của Sacombank và ACB đều được tổ chức đánh giá tín nhiệm duy trì mức xếp hạng "B" và triển vọng ổn định.
 
Theo Fitch, suốt giai đoạn 2008-2011, tỷ lệ nợ dưới chuẩn theo báo cáo của Sacombank và ACB vẫn dưới 1%, hệ số an toàn vốn (CAR) trung bình trong khoảng 11%-12%. Tuy nhiên, giống như mọi ngân hàng ở Việt Nam, hai nhà băng này vẫn tiếp tục phải đối mặt với những nghi ngờ thiếu minh bạch.
 
Theo Infonet

Các tin cũ hơn