Nguyễn Đăng Quang - ông chủ quyền lực của Tập đoàn Masan

Thứ ba, 04/09/2012, 09:55
Nếu tính gián tiếp qua CTCP Masan, ông Quang là người giàu thứ 2 trên TTCK với khối tài sản hơn 10.000 tỷ đồng.

>> Các cổ đông lớn nhất của Techcombank là những ai?
>> Chủ tịch Masan xuất hiện sau tin đồn “bị bắt”
>> Bác tin đồn bị bắt, Chủ tịch Masan về Việt Nam
>> Chủ tịch Masan lên tiếng về tin đồn
>> Masan Group đã huy động 1 tỷ USD từ những ai?

Là chủ tịch của một trong những công ty lớn nhất nhì thị trường chứng khoán Việt Nam nhưng ông Nguyễn Đăng Quang chỉ sở hữu vỏn vẹn 10 cổ phiếu MSN.

 
Ông chủ của Tập đoàn Masan là một trong những doanh nhân khá tiếng.

Tuy nhiên, ông Quang lại là cổ đông lớn nhất sở hữu 46% cổ phần của CTCP Masan – công ty mẹ trực tiếp và gián tiếp nắm giữ 51% cổ phần của CTCP Tập đoàn Masan.

Nếu tính gián tiếp thông qua sở hữu tại CTCP Masan thì ông Quang sở hữu khối tài sản hơn 10.000 tỷ đồng – khi đó sẽ trở thành người giàu thứ 2 trên TTCK.

Bà Nguyễn Hoàng Yến – vợ ông Quang – cũng cùng chồng tham gia điều hành.

Bà Yến hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Masan Group, Thành viên HĐQT của Masan Consumer.
Với gần 22 triệu cổ phiếu MSN đang nắm giữ, bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là người giàu thứ 4 trên TTCK Việt Nam.
 
Họ tên
Nguyễn Đăng Quang
Năm sinh
23/8/1963 (49 tuổi)
Quê quán
Quảng Trị
Trình độ
Tiến sĩ Vật lý, Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA)
Chức vụ
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Masan
Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group – MSN)
Chủ tịch HĐQT Masan Consumer
Phó Chủ tịch thứ nhất Techcombank
Chủ tịch Công ty TNHH Masan (US) LLC
Chủ tịch Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo
Thành viên HĐQT Vinacafe Biên Hòa
Thành viên HĐTV Tecom Capital
Gia đình
Cha: Nguyễn Đăng Hương
Mẹ: Nguyễn Quý Định
Vợ: Nguyễn Hoàng Yến
Con: Nguyễn Yến Linh
Con: Nguyễn Thùy Linh
Con: Nguyễn Đăng Linh
Em: Nguyễn Thu Hồng
Tài sản
+ Sở hữu 46,09% cổ phần của CTCP Masan
+ Vợ ông Quang - bà Nguyễn Hoàng Yến sở hữu 21,78 triệu cổ phiếu MSN, tương đương 3,17% cổ phần của Masan Group.
+ Sở hữu trên 10% cổ phần của CTCP Khoáng sản Minh Tiến
 
+  Ông Quang và bà Yến sở hữu khoảng 1,3% cổ phần của Techcombank
 
Quá trình công tác:
 
Từ tháng 10/2011 đến nay: Thành viên HĐQT Vinacafe Biên Hòa
 
Từ năm 2008 đến nay : Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm MaSan; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần MaSan; Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Ngân hàng Techcombank.
 
Từ năm 2000 đến năm 2007 : Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghiệp-Thương mại MaSan; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư MaSan

Từ năm 1999 đến năm 2002 : Phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Ngân hàng Techcombank

Từ năm 1995 đến năm 1998 : Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Techcombank

Từ năm 1991 đến năm 1994 : Công tác tại Viện Khoa học Việt Nam
 
Ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh hai lãnh đạo chủ chốt của hệ thống Masan
 
Khởi nghiệp từ mì gói
 
Theo một bài viết trên báo Nhịp cầu đầu tư thì câu chuyện của Masan Food (ngày nay là Masan Consumer) gắn liền với sự thành công của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang những năm đầu thập niên 1990, khi ông bắt đầu bán mì ăn liền cho người Việt tại Nga, rồi xây dựng nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng, sản xuất mì, nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ.
 
Trong lịch sử phát triển của Masan, mì ăn liền có thể xem là anh cả. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang của Tập đoàn Masan được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm.
 
Khi bắt đầu sản xuất mì ăn liền xuất khẩu sang thị trường Nga, ông Quang đã nghĩ rất khác với các doanh nghiệp cùng xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường này. "Tại sao Masan lại chỉ sản xuất mì ăn liền cho cộng đồng 200.000 người Việt tại Nga mà bỏ quên đi một thị trường 150 triệu người Nga còn chưa được khai thác".
 
Ông Quang bộc bạch: "Chúng tôi thường nói với nhau về câu chuyện 2 người cùng được giao nhiệm vụ đi tìm thị trường cho giày da tại một nước rất lạc hậu ở châu Phi. Một người đi về rất thất vọng và báo cáo: ở đó chẳng có cơ hội nào cả bởi người dân ở đó không quen đi giầy. Người còn lại về thì hồ hởi thông báo: đó là một thị trường khổng lồ, tất cả mọi người đều có 2 chân và chưa ai bán được một đôi giày nào cho họ cả. Những người ở Masan thuộc mẫu thứ 2"

Cũng chính vì thế ông Quang cùng Masan tấn công vào thị trường mì ăn liền và sau đó là tương ớt dành cho người Nga (những người chưa quen ăn mì, tương ớt) chứ không chỉ nhắm vào thị trường người Việt đang sinh sống tại Nga. Kết quả là Masan là công ty Việt Nam thành công nhất về xuất khẩu sang thị trường Nga. Lúc cao điểm, doanh số xuất khẩu của Masan sang thị trường Nga đạt trên 100 triệu USD mỗi năm.
 
Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: Nước tương Chin-su. Sang năm 2003 thì bắt đầu có thêm nước mắm Chin-su.
 
Đến năm 2007, Masan mới bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gòi bằng sản phẩm Omachi.
 
Hiện tại thì Masan Consumer đang thống lĩnh thị trường nước mắm, nước tương với hơn 3/4 thị phần.
 
Trong phân khúc mì ăn liền, thị phần của công ty đến cuối năm 2011 vào khoảng 16%, đứng thứ 2 sau Acecook Việt Nam. 
 
Ngày nay, mảng thực phẩm chỉ là một phần trong số các hoạt động của Masan. 
 
Các cổ đông chính của Masan Group  (Cập nhật đến ngày 24/8)
 
Quá trình thành lập Masan Group:
 
Tiền thân của CTCP Tập đoàn Masan hiện nay là CTCP Hàng Hải Masan (MSC) thành lập vào tháng 11/2004 với vốn điều lệ ban đầu là 3,2 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển.
 
Tháng 7/2009, MSC được chuyển giao toàn bộ cho CTCP Tập đoàn Masan, tăng vốn lên 100 tỷ đồng.
 
Tháng 8/2009, CTCP Tập đoàn Masan đổi tên thành CTCP Masan.
 
CTCP Hàng hải Masan đổi tên thành CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group - đang niêm yết với mã chứng khoán MSN). Vốn điều lệ tăng từ 100 tỷ lên 3.784 tỷ đồng. Lúc này, Masan Group sở hữu 54,8% cổ phần của Masan Food và 20% cổ phần của Techcombank.
 
Đến tháng 10/2009, Masan Group đã tăng vốn lên 4.286 tỷ đồng, trở thành công ty đại chúng và niêm yết trên sàn chứng khoán.
 
Các lãnh đạo của Masan Group đánh cồng chính thức niêm yết cổ phiếu
 
Đến tháng 8/2012, sau nhiều đợt phát hành riêng lẻ và chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần, vốn điều lệ của Masan Group đã tăng lên 6.873 tỷ đồng.Vốn hóa thị trường đạt hơn 63 nghìn tỷ đồng (~ 3 tỷ USD) và là cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ hai trên TTCK Việt Nam.
 
Năm 2010, Masan tiến vào lĩnh vực khoáng sản khi tiến hành mua lại dự án Núi Pháo từ Dragon Capital.
 

 
 
Kết quả kinh doanh hợp nhất của Masan Group từ 2008-2011 và nửa đầu năm 2012
 
 

Các công ty thành viên của Masan Group
 
 
Một số số liệu về Masan Consumer
 
Tại Việt Nam, Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.
 
Năm 2000, thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.
 
Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su.
 
Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành CTCP Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.
 
Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.
 
Năm 2008, CTCP Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan Food).
 
Năm 2011, CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư KKR của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
 
Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Vinacafe Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
 
 

 
 
Cơ cấu cổ đông của Masan Consumer tính đến tháng 6/2012
 
 
Một số số liệu về ngân hàng Techcombank
 

 
Một số chỉ tiêu tài chính hợp nhất giai đoạn 2007-2011
(Theo báo cáo tài chính của TCB)
 
 

Các cổ đông chính của Techcombank
 
Theo TTVN

Các tin cũ hơn