Nhiều ngân hàng lãi đậm

Thứ tư, 05/12/2012, 08:44
Đối với các ngân hàng thương mại lớn, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng nhờ chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay cao.

>> Sắp có nhiều vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng
>> Tiền đang chảy về Ngân hàng Nhà nước
>> Ngân hàng dụ khách mua nhà cuối năm
>> Ngân hàng bán tháo các dự án thu hồi nợ

Gần hết năm 2012, nhiều ngân hàng (NH) vẫn dự báo lãi lớn bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp (DN) phá sản. Trong khi đó, cũng có nhiều NH khác có nguy cơ sẽ rơi vào tình trạng lợi nhuận giảm sút nghiêm trọng.


Nhiều ngân hàng lãi lớn nhờ lãi suất huy động thấp, lãi suất cho vay cao. 

 
Kẻ ăn không hết...

Theo số liệu của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), đến hết quý III/2012, NH này đạt lợi nhuận trước thuế hơn 4.394 tỉ đồng. Theo lãnh đạo Vietcombank, dự kiến năm 2012, Vietcombank  sẽ có mức lợi nhuận khoảng 5.700 tỉ đồng.

 
Tại NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), lợi nhuận trước thuế đến hết tháng 9-2012 đạt tới 5.959 tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí thuế, NH này vẫn lãi, hơn 4.556 tỉ đồng.
 
Báo cáo tài chính hợp nhất đến hết quý III năm nay của NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng cho thấy lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.437 tỉ đồng.

Tương tự, NH TMCP Quân đội (MB) lãi 2.725 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng 53,5% so với cùng kỳ năm trước… Mức lợi nhuận như trên của các NH thực sự là con số “khủng” để các DN khác mơ ước.

 
Tuy nhiên, bên cạnh bức tranh màu sáng của một số NH quy mô lớn, không ít NH TMCP nhỏ dự báo có mức lợi nhuận rất thấp. Đồng thời, ngay cả các NH quy mô lớn cũng đang phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Chẳng hạn, chi phí dự phòng của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục tăng mạnh trong quý III, lên mức 1.675 tỉ đồng, đẩy con số dự phòng rủi ro tín dụng từ đầu năm đến hết tháng 9-2012 lên 2.492 tỉ đồng.

 
Phải trích lập dự phòng nhiều khiến lợi nhuận trước thuế của BIDV sụt giảm khá mạnh. Tương tự, VietinBank cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến hết quý III hơn 2.185 tỉ đồng, so với con số 1.071 tỉ đồng cùng kỳ năm trước.
 
Trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết đến nay, các tổ chức tín dụng đã trích lập dự phòng khoảng 75.000 tỉ đồng để xử lý nợ xấu...

Nhiều ngân hàng lãi lớn chủ yếu nhờ cho vay với lãi suất cao.
 

Có phần nhờ chính sách!
 
Nhận xét về bức tranh lợi nhuận NH năm nay, TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng Khoa Tài chính NH - Trường ĐH Mở TPHCM, cho rằng lợi nhuận NH đang có sự phân hóa rõ nét giữa các NH thương mại lớn và NH nhỏ. Đối với các NH thương mại lớn, lợi nhuận chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng nhờ chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay cao.
 
Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng là 9%/năm, trong khi lãi suất cho vay phổ biến từ 15%-17%/năm giúp các NH thu lời lớn.

Ngược lại, các NH nhỏ thường gặp khó khăn thanh khoản nên thực tế thường phải huy động vốn với lãi suất cao hơn nhiều so với mức 9%/năm và dư nợ cho vay không nhiều, chủ yếu thông qua ủy thác đầu tư. Trong khi đó, năm nay, do hoạt động ủy thác đầu tư trong các lĩnh vực vàng, chứng khoán, bất động sản gặp nhiều khó khăn. 

 
Theo các chuyên gia, việc điều hành chính sách tiền tệ của NH Nhà nước như áp trần huy động, thả nổi trần cho vay cũng “góp phần” làm lợi cho các NH. “Dù lãi suất cho vay đã kéo từ mức 20%/năm xuống 15%-17%/năm nhưng vẫn còn quá cao, trong khi các khoản vay ưu đãi lãi suất 12%-13%/năm chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ” - TS Nguyễn Văn Thuận phân tích.

Tuy nhiên, chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu lưu ý: Con số lợi nhuận từ báo cáo tài chính chưa hẳn là thước đo lời - lỗ của NH. Bởi nợ xấu đang tiềm ẩn là rất lớn, hiện vào khoảng 250.000 tỉ đồng theo thống kê gần nhất của NH Nhà nước. Nếu các NH không minh bạch trong việc trích lập dự phòng rủi ro, nợ xấu có thể “ăn vào vốn” của NH dù báo cáo tài chính có “đẹp”.

 
Lãi vay ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp

Trái ngược với kết quả kinh doanh khả quan của nhiều NH thương mại, hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN trong năm qua được đánh giá là rất khó khăn.

Bằng chứng là qua 11 tháng đầu năm, cả nước có khoảng 46.500 DN phá sản, ngừng hoạt động, tăng mạnh so với con số hơn 40.200 DN tại thời điểm 9 tháng đầu năm.

Theo các chuyên gia, ngoài khó khăn về hàng tồn kho, sức mua…, gánh nặng về chi phí tài chính (chủ yếu là lãi suất NH) đã ăn mòn lợi nhuận của DN.
 
 
Theo NLĐ

Các tin cũ hơn