Những thương vụ M&A diễn ra trong thời gian qua đối với thị trường BĐS Việt Nam phần nào nói lên câu trả lời.
Tổng giá trị thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2011 tại Việt Nam đạt 251 triệu đô la Mỹ, xếp thứ 3 chỉ sau các lĩnh vực hàng tiêu dùng và tài chính.
Năm 2012 là năm được kỳ vọng cho sự nhộp nhịp của hoạt động mua bán và sát nhập, qua đó tăng tính thanh khoản và khả năng cạnh tranh của thị trường bất động sản trong những năm tới.
M&A 2012 trong lĩnh vực BĐS sẽ tiếp tục sôi động?
M&A là trào lưu hay nhu cầu thiết yếu?
Theo nhận định của ông Marc Townsend, TGĐ điều hành CBRE, với những gì đã và đang diễn ra trên thị trường BDS Việt Nam thì M&A chính là nhu cầu cấp thiết.
Thị trường trì trệ trong hơn 3 năm qua cộng với chính sách thắt chặt tín dụng làm cho phần lớn các công ty bất động sản không còn đủ nguồn lực để tiếp tục thực hiện dự án của mình, họ bắt buộc phải bán bớt một số dự án để có thể tiếp tục thực hiện những dự án còn lại. Tái cấu trúc danh mục đầu tư và nguồn nhân lực thực hiện các dự án là những thử thách rất lớn.
Một số ít doanh nghiệp có sức khỏe tài chính khá hơn tuy không quá bức bách về nguồn vốn nhưng cũng đã nhận ra sự phát triển dự án một cách nhanh chóng thiếu định hướng, tập trung không còn phù hợp nữa mà cần phải định vị rõ ràng phân khúc mục tiêu của mình là gì từ đó xác định khu vực phát triển quỹ đất, thiết kế quy hoạch và chi tiết từng căn nhà, tiếp thị phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu đã lựa chọn.
Mục đích tuy rất tích cực, tuy nhiên để vượt qua và có được sự thành công của một thương vụ hợp tác không phải dễ. Chủ dự dán cần phải có chuẩn bị tốt để vượt qua được những thử thách.
Các chuyên gia CBRE còn chỉ ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thành công của thương vụ M&A là: các chủ dự án còn rất nặng tâm lý “bán là thất bại”, cho rằng ‘’bán’’ là mất thể diện nên chưa thực sự thoải mái khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư hay các đơn vị môi giới, cũng như yêu cầu hạn chế các nghiệp vụ quảng bá cần thiết để giới thiệu dự án đến các đối tượng tiềm năng, thâm chí chủ đầu tư cũ còn yêu cầu giữ lại tên cũ của dự án sau khi chuyển nhượng.
Bên cạnh đó là tính minh bạch của thông tin. Hầu hết các đối tác nước ngoài đều có tiêu chuẩn khắc khe về khía cạnh này nên phía bán cần chuẩn bị dự án có pháp lý rõ ràng, đã đền bù giải tỏa, đã đóng tiền sử dụng đất…cũng như sẵn sàng cho các hình thức hợp tác: liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đều này đặc biệt đúng với những đối tác đến từ các quốc gia phát triển như Nhật, Singapore hay Mỹ.
Chúng ta đều biết rằng, với sự khủng khoảng của nhiều nền kinh tế trên thế giới và những khó khăn của kinh tế Việt Nam trong năm 2012, số lượng những nhà đầu tư có tiềm lực thật sự không nhiều, nếu bỏ qua cơ hội, người khác sẽ tận dụng.
Tóm lại, vì bất cứ lý do gì sau khi xác định cần phải bán thì chủ dự án cần phải có sự chuẩn bị chu đáo để đạt được sự hợp tác thành công – đó là mục tiêu quan trọng nhất để từ đó điều chỉnh thiết kế (nếu cần), đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án, tăng tính thanh khoản và góp phần vào sự phát triển cho thị trường trong thời gian tới.