Liên quân Mía đường: 'Đấu tranh đến cùng' với bầu Đức

Thứ ba, 26/11/2013, 13:55
Thông tin Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dự định đưa 30.000 tấn đường từ Lào về VN tinh chế và xuất khẩu, các nhà máy đường trong nước trở nên đoàn kết và phản đối kế hoạch trên của HAGL một cách dữ dội.

Theo ông Nguyễn Hải, Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), việc đưa đường từ Lào về Việt Nam tinh chế rồi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ không làm ảnh hưởng thị trường nội địa. Đây là việc làm có lợi rất lớn, mang tầm quốc gia". Nhưng thực chất là không có lợi, thậm chí, Đoàn Nguyên Đức làm vậy là có hại cho ngành đường Việt Nam.

“Cùng cạnh tranh xuất khẩu sang Trung Quốc, chiếc bánh thị phần Trung Quốc sẽ bị chia nhỏ đối với các công ty mía đường Việt Nam, hơn nữa, HAGL lại có ưu thế tốt về giá, hoàn toàn có thể hạ giá xuất khẩu để dành thị trường. Do đó, HAGL có thể sẽ đánh chết đường trong nước” - ông Hải nhấn mạnh.

Cụ thể, đường do HAGL đầu tư sản xuất tại Lào có giá thành rất thấp, sức cạnh tranh rất cao so với thế giới. Bởi chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ Lào có nhiều ưu đãi đặc biệt đối với dự án mía đường của HAGL, nhờ đó giá mía của HAGL tại Lào rất thấp chỉ 296.000 đồng/tấn mía.

Từ đó, giá thành đường do HAGL sản xuất tại Lào đặc biệt thấp, chỉ 4.320.000 đồng/tấn đường. Trong khi, để nông dân trồng mía tại Việt Nam đảm bảo cuộc sống, những năm qua các nhà máy đường trong nước đã thanh toán tiền mua mía cho nông dân từ 950.000-1.150.000 đồng/tấn mía, chiếm 9.000.000-11.000.000 đồng vào giá thành của 1 tấn đường.

VSSA lo ngại các nhà máy mía đường trong nước sẽ bị ảnh hưởng.

Sự khác biệt về chính sách cộng với sự đầu tư đúng mức của HAGL tại Attapeu đã cho kết quả là đường sản xuất tại Việt Nam không thể cạnh tranh lại, ngay cả đường sản xuất tại Thái Lan hay Brazin – các cường quốc sản xuất và xuất khẩu đường hiện nay trên thế giới, cũng không thể cạnh tranh với đường HAGL sản xuất tại Lào.

Được biết, gần 40 công ty mía đường thành viên của Hiệp hội mía đường Việt Nam đều đồng ý tán thành với quan điểm đứng lên đấu tranh phản đối việc cho phép nhập đường HAGL sản xuất tại Lào về tinh luyện xuất qua đường tiểu ngạch.

Ông Đỗ Thanh Liêm, Tổng giám đốc công ty Mía đường Khánh Hòa cho rằng: “Hiện nay các nhà máy đường trong nước đang áp dụng chính sách bảo hiểm giá tối thiểu cho nông dân, vì vậy giá mía VN rất cao. Nếu Chính phủ đồng ý cho Đường Biên Hòa nhập nguyên liệu của HAGL để tinh chế rồi xuất khẩu thì cũng phải cho các nhà máy khác làm điều này”.

Theo ông Liêm, các nhà máy chỉ cần mua đường thô từ Thái Lan về chế biến, không cần quan tâm đến nông dân trồng mía. Hơn nữa theo thỏa thuận của VN và Trung Quốc, chính sách biên mậu khu kinh tế cửa khẩu chỉ cho phép mua bán trao đổi hàng hóa do nhân dân hai nước sản xuất ra. Nếu cho nhập khẩu đường của Lào rồi tinh chế xuất khẩu qua cửa khẩu mậu biên là vi phạm nguồn gốc hàng hóa, phía Trung Quốc có đủ cơ sở để phạt hoặc đóng biên đối với mặt hàng đường.

Theo tính toán của những nhà phân tích thì giá đường mía do công ty bầu Đức sản xuất chỉ bằng 1/3 giá đường của các công ty Việt sản xuất tại nội địa.

Ai là người được lợi?

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL nữa khẳng định: “HAGL đầu tư ra nước ngoài nhưng vẫn là doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng lao động VN, vốn vay của VN, nộp thuế cho VN. Hơn nữa việc đưa đường từ Lào về VN tinh chế rồi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ không làm ảnh hưởng thị trường nội địa mà còn có lợi rất lớn. Tôi khẳng định không bao giờ có ý đồ phá thị trường trong nước.

Còn thị trường Trung Quốc thì nhu cầu rất lớn, 30.000 tấn không là bao. Các doanh nghiệp khác vẫn xuất được, vấn đề là có xin được Bộ Công thương đồng ý hay không. Tôi sẵn sàng gặp lãnh đạo VSSA để trao đổi trực tiếp quan điểm của các bên để có lợi cho cục diện chung”.

Theo tính toán của những nhà phân tích thì giá đường mía do công ty bầu Đức sản xuất chỉ bằng 1/3 giá đường của các công ty Việt sản xuất tại nội địa.

Chính vì thế, phía người tiêu dùng lại thể hiện sự đồng tình với kiến nghị của ông chủ HAGL. Bởi lẽ, một khi kiến nghị này của ông chủ HAGL được chấp thuận thì đồng nghĩa với việc người dân trong nước được sử dụng sản phẩm với giá rẻ hơn, sản phẩm mang tính cạnh tranh hơn.

Hơn nữa, nếu được thông qua, đây sẽ là một đòn nặng đánh vào đầu ngành sản xuất mía đường trong nước, buộc ngành có những biện pháp, chính sách thay đổi sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, cũng như sẽ có những cải tiến mới, thay đổi công nghệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm sức lao động cho người nông dân.

Theo Vietnamnet

Các tin cũ hơn