Siêu máy tính của Bộ Năng lượng Mỹ, có tên là Aurora, sẽ được triển khai vào năm 2018. Hiệu suất cao nhất 180 petaflop cao gấp 3 lần so với hiệu suất của siêu máy tính nhanh nhất hiện nay.
Theo PC World, siêu máy tính rất quan trọng với các chương trình kinh tế, an ninh, khoa học và môi trường tại Mỹ và các nước khác. Chẳng hạn, các siêu máy tính được dùng trong các chương trình quân sự, dự báo thời tiết và các minh họa mô hình kinh tế. Các quốc gia thường công bố thành tích siêu máy tính và xem đó như một chiến tích của sự phát triển công nghệ.
Siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới hiện nay là Tianhe-2 của Trung Quốc, có thể mang lại hiệu suất cao nhất là 54,9 petaflop. Trong khi đó hệ thống Aurora của Mỹ là bản nâng cấp đối với siêu máy tính Titan của Bộ Năng lượng Mỹ, hiện đó là siêu máy tính nhanh thứ hai thế giới.
Vào năm 2018, nếu không phải là siêu máy tính nhanh nhất, Aurora cũng thuộc vào hàng một trong những siêu máy tính nhanh nhất của thế giới. Các siêu máy tính mới cũng mang lại một cánh cửa phát triển đối với vi xử lý, bộ nhớ, mạng và công nghệ lưu trữ. Nhiều công nghệ cao cấp gấp 3 các siêu máy tính được tích hợp vào các máy chủ dùng trong các trung tâm dữ liệu. Mỹ đang đầu tư 200 triệu USD vào siêu máy tính và các hợp đồng đã được cấp cho Intel và Cray để tích hợp hệ thống.
Siêu máy tính là những hệ thống đa xử lý khổng lồ. Intel nói máy tính sẽ kết hợp vi xử lý Intel Xeon “thế hệ mới” hiện được dùng trong các máy chủ đa socket, và dùng chip Xeon Phi có tới 72 lõi.
Theo Ictnews