“Mặt trái” của điện thoại di động

Thứ ba, 22/11/2011, 09:28
Điện thoại di động được cho là vật dụng rất có ích và không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích không thể chối cãi được, nó lại tiềm ẩn những “hiểm họa” gây hại cho chính người sử dụng.


Tác nhân có thể gây ung thư
 


Đầu tháng 6/2011, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp điện thoại di động vào danh sách các tác nhân có thể sinh ung thư. Một nghiên cứu lớn của các chuyên gia thuộc Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư của WHO hồi năm ngoái đã cho thấy nhóm người dùng điện thoại di động có nguy cơ mắc một dạng ung thư não hiếm gặp có tên là glioma.
Trong khi đó, một công trình khác do Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia Mỹ tiến hành cũng tìm thấy điện thoại di động làm tăng hoạt động của não.

Một số chuyên gia bình luận rằng việc xếp loại điện thoại di động vào nhóm tác nhân có thể gây ung thư không có nghĩa là điện thoại đi động gây ung thư. Họ cho rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa để đưa ra câu trả lời chính xác. Mặc dù vậy, một số chuyên gia khác lại tin rằng nghiên cứu trên dù chưa được thuyết phục nhưng vẫn đáng để cảnh báo.

Nhiễm khuẩn

Chúng ta thường sử dụng điện thoại mà không để ý đến việc phải thường xuyên vệ sinh chúng. Đây là nguyên nhân khiến chiếc điện thoại trở nên ngày càng “bẩn”. Chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại mà mắt thường không nhìn thấy được.

Theo một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thuộc trườngđại học Ondokuz Mayis - Bồ Đào Nha thì bệnh nhân có nguy cơ bị mắc các viêm nhiễm ngay khi đang điều trị trong bệnh viện và nguy cơ này có thể đến từ những chiếc điện thoại di động của những bác sĩ trực tiếp theo dõi và khám bệnh cho họ. Người ta kiểm tra điện thoại của hơn 200 bác sĩ và nhân viên làm việc trong một bệnh viện và kết quả cho thấy lượng vi khuẩn có trên những chiếc điện thoại này không hề nhỏ và hầu hết là các loại vi khuẩn đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh.

Tai nạn giao thông

 


 

Vừa chạy xe vừa nghe điện thoại, đọc tin nhắn hoặc nghe nhạc đều là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai giao thông dẫn đến hậu quá khó lường.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường đại học Carnegie Mellon - Mỹ, thì lượng phóng xạ phát ra từ điện thoại di động có thể tác động khiến cho người sử dụng bị mất tập trung, đặc biệt trong lúc lái xe. Kiểm tra sóng não hoạt động trong khi nghe điện thoại di động cũng cho thấy hoạt động của khu vực não kiểm soát các hoạt động khác bị giảm đi tới 37% so với bình thường. Điều này dễ dẫn tới việc lái xe gây ra những tai nạn giao thông đáng tiếc.

Theo các số liệu thống kê tại Mỹ, cứ khoảng 7 vụ tai nạn giao thông thì lại có một trường hợp có thủ phạm là điện thoại di động.

Ảnh hưởng đến tai hoặc gây cảm giác hoang tưởng

Sử dụng điện thoại để nghe nhạc thường xuyên ở mức âm thanh lớn sẽ có tác động xấu đến tai. Kết quả một số nghiên cứu về âm thanh phát ra từ tai phone được kết nối với điện thoại cho thấy: chất lượng âm thanh này không tốt cho tai, thậm chí với một số loại máy kém chất lượng, âm thanh từ điện thoại còn có thể gây ù tai.

Trong khi đó, tiến sĩ William Barr - Giám đốc Viện nghiên cứu thần kinh học tại Trường đại học New York - Mỹ cho biết, việc lạm dụng điện thoại di động có thể khiến hình thành nên cảm giác hoang tưởng cho người sử dụng. Họ luôn có cảm giác chiếc điện thoại đang rung lên vì một ai đó đang gọi hoặc nhắn tin cho mình. Những người này luôn có cảm giác rằng chiếc điện thoại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

Gây thương vong do phát nổ

Trên thế giới, không ít trường hợp người dùng điện thoại bị thương vong do sự cố nổ điện thoại di động.

 


Cụ thể, tháng 8/2010, một thanh niên Ấn Độ tên Gopal Gujjar đã thiệt mạng do vụ nổ của chiếc điện thoại Nokia 1209 gây ra. Thanh niên này đã tử vong do bị bỏng ở vùng tai trái, cổ và xung quanh vai. Trước đó, vào năm 2007, một thợ hàn người Trung Quốc đang làm việc tại nhà máy khai thác quặng ở Cam Túc thì chiếc điện thoại Motorola để trong túi áo nổ tung làm anh này vỡ xương sườn và tắt thở trên đường đến bệnh viện.

Điện thoại di động đã có một vị trí nhất định trong đời sống con người. Tuy nhiên, chúng ta nên biết sử dụng chúng một cách hợp lý. Nếu không, chúng sẽ trở thành tác nhân gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc tính mạng người sử dụng.

Chí Công (T.H)

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích