HP đang có ý định rút khỏi thị trường kinh doanh máy tính và nuôi tham vọng mua lại tập đoàn phần mềm lớn thứ hai của Anh - Autonomy với mục đích chuyển đổi phương thức kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao.
Autonomy là công ty Anh quốc cung cấp một luợng lớn các phần mềm quản lý thông tin bao gồm tìm kiếm và tổ chức dữ liệu, phân tích dữ liệu cho hơn 25000 tổ chức trên lãnh thổ nuớc Anh cũng như trên toàn thế giới như sàn chứng khoán NewYork, Tmobile, bộ An ninh nội địa Mỹ, Uỷ ban hối đoái và chứng khoán Mỹ. Uớc tính tổng tài sản và cổ phần của công ty lên tới 11,7 tỷ USD. Do những rắc rối trong vấn đề kinh doanh của mình, Hp dự định từ bỏ nền tảng phần mềm WebOS đuợc chính công ty này phát triển nhằm phục vụ cho thị trường điện thoại di động và máy tính bảng TouchPad do không cạnh tranh nổi với Android và iOS.Hình ảnh chiếc HP TouchPad - Sự thất bại của HP (ảnh: Reuters)Hp đã công bố thu nhập quý thứ 3, doanh thu và lợi nhuận giảm nhiều hơn dự đoán khiến cổ phiếu của công ty giảm xuống chỉ còn 27.50 USD tại thị trường cố phiếu sau một giờ làm việc tại phiên giao dịch. Giám đốc điều hành của HP - Leo Apotheker đang cố gắng phục hồi sự tăng trưởng công ty. Cũng giống như những công ty sản xuất máy tính khác, HP đang đấu tranh tìm hướng đi mới để giành lại thị trường trong khi iPhone và iPad của Apple đang chiếm lĩnh hầu hết thị phần. Đây là thông báo thứ hai trong tuần, chứng tỏ sự chuyển đổi không giới hạn của các công ty công nghệ để đối mặt với những thay đổi cơ bản trong nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Thông báo này của HP gần như là ngay sau thông báo của Google trong việc mua lại bộ phận phát triển điện thoại di động của Motorola với số tiền 12.5 tỷ USD và kế hoạch lấn sân vào thị trường di động và phần mềm điện thoại. Theo Shelby Seyrafi, một trong những nhà phân tích chứng khoán cho rằng Hp đang cố chứng tỏ rằng "tôi muốn được giống IBM, họ không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng việc kinh doanh máy tính, mà họ còn tham gia nhiều hơn tại thị trường phần mềm". HP cũng là là nạn nhân của sự xâm lấn mang tên iPad của Apple và hàng loạt những máy tính bảng của các hãng khác như Samgsung. Đó là lý do chính khiến họ mất dần thị truờng. Bằng việc mua lại hãng sản xuất phần mềm Autonomy, HP đã dần rút chân khỏi thị trường kinh doanh máy tính và đánh dấu bước đột phá táo bạo vào lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ.Liệu toan tính của HP đối với Autonomy có thành sự thật?(ảnh: Reuters)Các nguồn tin từ Reuters tháng 6 vừa qua cho rằng một loạt các công ty tư nhân từ BlackStone, Kohlberg Kravis Roberts cho tới TPG Capital đang mong chờ sự tan rã của HP và hy vọng HP sẽ bán lại cho họ những đơn vị sản xuất của mình. Michael Yshikami, giám đốc điều hành các cố vấn YCMNET, đồng thời là một cổ đông nhỏ của HP nói "Hp cũng công nhận những gì mà thế giới đã công nhận rằng kinh doanh phần cứng không còn là hướng tăng trưởng hấp dẫn để phát triển".
Tim Daniels, nhà chiến lược viễn thông, công nghệ và truyền thông tại cơ quan an ninh Olivetree cho rằng "HP muốn mua lại Autonomy như là một phần của việc tái cơ chế sản xuất tập trung kinh doanh trên lĩnh vực phần mềm". Định hướng kinh doanh: HP là một trong những công ty lớn với hệ thống kinh doanh các mặt hàng bao gồm smartphone, máy tính bảng và hệ điều hành WebOS, có doanh thu lên tới 41 tỷ đô nhưng chỉ 13% trong số đó là lợi nhuận. HP đã cho dừng sản xuất TouchPad khi mới chỉ chiếc tablet mới đưa lên kệ hồi tháng 7 dù cho giá thành của sản phẩm này đã giảm $100, kéo theo sau là sự sụp đổ của WebOS - kết quả của việc chi 1.2 tỷ đô để mua lại Palm hồi năm ngoái và được kỳ vọng là đối thủ xứng tầm so với IOS của Apple. Doanh thu tại thời điểm hiện tại của HP vào khoảng 127,2 đến 127,6 tỷ USD, giảm so với dự kiến 129 đến 130 tỷ USD. Đồng thời giá trị cổ phiếu của công ty cũng giảm so với dự đoán từ 4,27 USD xuống còn 3,59 tới 3,70 USD trên mỗi cổ phiếu. Lợi nhuận mà Autonomy kiếm được trong năm vừa rồi từ mảng kinh doanh phần mềm là 850 triệu đô. Với việc mua lại Autonomy, HP hy vọng doanh thu và lợi thuận của mình sẽ tăng trở lại nhờ việc chuyển dịch sang lĩnh vực kinh doanh phần mềm doanh nghiệp trên nền tảng sẵn có.Theo VTCNews