Ma túy 'bánh lười' phụ huynh cần để ý con trẻ

Thứ năm, 27/10/2016, 14:46
Nam khẳng định toàn bộ hàng của mình đều nhập từ nước ngoài, nếu lấy hàng qua trung gian thì sẽ không có giá tốt chắc chắn không có “hàng ngon”. Lý do, hàng kém chất lượng hay những loại nhập từ Trung Quốc thường tẩm hóa chất, sử dụng rất dễ bị “ngáo”, có thể gây sốc thuốc dẫn đến mất mạng.

Theo đó, cũng chính vì sự khó khăn trong khâu nhập hàng, nên giá cả cũng “đội” lên rất nhiều so với thời điểm cách đây vài năm.

Theo Nam, khó nhất trong công thức làm ra loại “bánh lười” này chính là giai đoạn chiết xuất dầu cần sa. Để chiết ra được khoảng 90ml dầu cần sa thì phải dùng hoa cần sa sấy khô. Sau đó, tiến hành chiết xuất tinh dầu cần sa qua hai lần tẩy rửa.

Hộp dụng cụ dùng để xay nhỏ cần sa bằng tay.

Phải khó khăn lắm chúng tôi mới được Nam truyền dạy chi tiết bài học về chiết suất cần sa để 'nấu và sản xuất' ra món "bánh lười" nguy hiểm này. Công đoạn trải qua hai lần tẩy rửa và lúc đó mới bắt đầu quá trình chiết xuất tinh dầu cần sa, hay còn gọi là quy trình Decarboxylation - “kích hoạt tinh dầu”.

kèm theo số điện thoại cho khách liên hệ đặt hàng.

Trong công thức làm “bánh lười”, tinh dầu cần sa này được sử dụng ở bước đánh bơ.

Theo lời Nam Cần: “Cách tốt nhất để nạp được cái đó vào người là cách ăn chứ không phải cách hút. Có thể lần đầu tụi em sẽ hơi khó chịu một tí vì cơ thể nó chưa quen. Thường thì em sẽ có những phản xạ như gồng lên, cố để chống lại nó. Cái loại này thì nói đơn giản là open mind - “mở não” mình vậy thôi. Suy nghĩ của em sẽ nhạy hơn, mắt và tai sẽ rất nhạy về ánh sáng, âm thanh. Lúc đó đừng cố gắng chống hay kiềm lại, em cứ buông thì sẽ có cảm giác hưng phấn hơn”.

Những tài khoản tham gia trong nhóm Mua Bán Cần Sa Sĩ Lẻ BMT, thản nhiên rao bán cần sa trá hình trên mạng xã hội
“Cái này nếu em bán thì cũng nên cẩn thận nha, chỉ nên bán cho người quen hoặc người nào mà em tin tưởng. Vì thực ra nó vẫn nằm trong danh sách một loại ma túy, là hàng cấm. Nghĩa là mình dùng thì sẽ không sao, mà bán lại thì dễ có chuyện lắm”, Nam không quên dặn dò trước khi ra về.
Ngoài Nam Cần, còn có một facebook tên T.C, một nhóm được thành lập với mục đích ban đầu là mua bán, trao đổi cần sa và các thứ liên quan giữa những người đã quen biết, có thông tin rõ ràng, cụ thể về nhau.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm này đã có số lượng tham gia lên đến 3.508 thành viên, và trở thành một “sàn giao dịch cần sa khủng” trên mạng xã hội.
Những tài khoản này liên tục đăng tải thông tin và hình ảnh về các loại cần sa
Các thành viên trong nhóm hầu hết đều tự trồng, tự thu hoạch và phân phối “hàng chuẩn” khắp cả nước. Giao dịch mua bán cần sa được tiến hành dựa trên sự tin tưởng và uy tín của nhóm. Chỉ cần khách chủ động nhắn tin “inbox” với các tài khoản đang rao bán cần sa, hàng sẽ được chuyển đến tận tay bằng nhiều cách khác nhau.
Để an toàn, những tay buôn cần sa phải giao hẹn địa điểm với khách hàng trước, rồi chúng tự lên cho mình một lộ trình dài để liên tục di chuyển hàng tới từng nơi một. Nhằm tăng thêm tính xác thực và củng cố sự tin tưởng của khách hàng, nhiều tài khoản còn đăng tải những mẩu tin, kèm theo hình ảnh chi tiết, cụ thể về các loại cần sa cho khách hàng dễ lựa chọn.

Ngoài bán cần sa sấy khô sẵn, nhiều tay buôn còn nhập cả hạt giống về bán lại với giá thấp nhất là 100.000 đồng/gói hạt.
Một tay buôn cần trong nhóm này, cho biết: “Thường thì cần sa được chia thành 2 nhóm. Nhóm tạo cảm giác hưng phấn, những dân chơi cần chuyên nghiệp thường mỗi sáng ngủ dậy hoặc trước khi làm việc đều sẽ dùng để tạo cảm hứng. Nhóm còn lại là nhóm thư giãn, được dùng vào cuối ngày để xả ra, như hình thức xả stress vậy. Nó giúp người dùng có cảm giác được giải tỏa đầu óc”.
Tuy nhiên, trong một bài nghiên cứu của ông Đặng Anh Tuấn (Giáo viên bộ môn pháp luật - Học viện Cảnh sát nhân dân), có nhận định: “Người sử dụng cần sa lâu ngày sẽ xuất hiện những tổn thương đối với các tế bào não, khiến hệ thần kinh bị suy nhược, rối loạn nhận thức, mất khả năng tập trung. Qua cơn “phê” thuốc, cảm giác đầu tiên của người chơi cần là đói, khát đến cồn cào. Dẫn đến tình trạng ăn uống mất kiểm soát, gây rối loạn chức năng tiêu hóa”.
Cần sa “đội lốt” các sản phẩm khác nhằm qua mắt cơ quan chức năng
Luật sư Diệu Hiền (Văn phòng Luật sư DHL, quân 4, TP.HCM), cũng cho biết: “Theo Bộ luật Hình sự, người trồng cây cần sa đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Người sản xuất, tàng trữ, vẫn chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép cần sa sẽ bị phạt tù từ 1 đến 10 năm. Người sử dụng trái phép cần sa dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.
Theo Thanh Niên Online

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích