|
Bị cáo Trầm Bê được đưa ra ngoài để chăm sóc do có vấn đề về sức khỏe |
Trong chiều 8.1, HĐXX tiếp tục làm việc khi kiểm tra sự có mặt, lý lịch gần 200 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng trong vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê, Phan Huy Khang và 43 đồng phạm khác, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP xây dựng VN (VNCB) hơn 6.126 tỉ đồng.
Bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát, có mặt tại tòa. Ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vắng mặt tại tòa, nhưng có đại diện ủy quyền.
Ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV, là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, vắng mặt tại tòa, cũng không có người đại diện ủy quyền tham gia phiên tòa.
Bị cáo Phạm Công Danh được đưa ra ngoài để bác sĩ chăm sóc sức khỏe |
Theo cáo trạng, từ năm 2013 - 2014, Phạm Công Danh đã chỉ đạo nhân viên VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh (tập đoàn của bị cáo Danh) sử dụng 29 công ty do bị cáo Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân lập 29 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại 3 ngân hàng. Đồng thời, bị cáo Danh đã chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.600 tỉ của VNCB sang gửi thị trường 2 tại 3 ngân hàng này và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng đó, để Danh sử dụng, dẫn đến VNCB bị thiệt hại hơn 6.126 tỉ đồng.
Bị cáo Nguyễn Việt Hà, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quỹ Lộc Việt được đưa ra ngoài để chăm sóc sức khỏe |
Đối với bị cáo Trầm Bê, cáo trạng nêu, Phạm Công Danh và Trầm Bê có mối quan hệ quen biết. Cả hai đều biết rõ Danh không được phép vay tiền tại VNCB nên Trầm Bê và Phan Huy Khang đã giúp sức Danh trong việc rút tiền của VNCB thông qua việc gửi tiền của VNCB vào Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 công ty do bị cáo Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỉ đồng.
Theo Thanh Niên