|
Khu vực tái chế dầu dơ bẩn |
Đồng loạt kiểm tra 3 cơ sở mua bán dầu ăn và 2 cơ sở chế biến hành phi, lực lượng chức năng bóc trần “công nghệ” chế biến hành phi, tái chế dầu ăn cực kỳ mất vệ sinh. Những sản phẩm bẩn này được đưa đến bán ở rất nhiều chợ lớn nhỏ làm thực phẩm.
Cụ thể, theo thượng tá Trần Quốc Xanh, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05), Bộ Công an tại TP.HCM, sau quá trình dài điều nghiên, C05 quyết định phối hợp Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đồng loạt kiểm tra các cơ sở này nhằm ngăn chặn việc chế biến thực phẩm bẩn. Cả 5 cơ sở bị kiểm tra đều ở huyện Hóc Môn, Củ Chi (TP.HCM) và có quá trình hoạt động nhiều năm nay.
Nơi chế biến trong chuồng bò
Độc hại
Theo chuyên gia hóa học Nguyễn Đình Độ, dầu ăn đã qua sử dụng có chứa acrolein, là aldehyde chưa bão hòa đơn giản nhất. Acrolein có tính độc hại và là một chất kích thích mạnh cho da, mắt và mũi. Phơi nhiễm do hít phải (ngắn hạn) acrolein có thể dẫn đến kích thích và gây tắc nghẽn đường hô hấp trên...
|
Khoảng 9 giờ ngày 4.10, lực lượng phối hợp bắt quả tang 10 công nhân sử dụng dầu cũ tái chế đang chế biến hành, tỏi phi tại ấp Tiền, xã Tân Thông Hội,
H.Củ Chi. Đây là cơ sở của bà Đ.T.H.Ng (39 tuổi), đăng ký hoạt động từ năm 2009, với ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm (củ hành phi, củ tỏi phi).
Tại thời điểm kiểm tra, công nhân thừa nhận hơn 80 can dầu cặn, màu nâu giấu phía sau cơ sở được mua lại từ các cơ sở chuyên cung cấp dầu ăn cũ tái chế và dùng để chế biến hành tỏi phi.
Dầu ăn đen cáu được tái chế đem bán ra thị trường để phi hành, làm thực phẩm |
Chế biến tỏi ngay... chuồng bò |
“Thủ phủ” dầu bẩn
Tạm giữ 45 tấn dầu cũ Sau khi kiểm tra, lực lượng phối hợp tạm giữ 11 tấn hành, tỏi phi, 1 tấn tỏi tươi nhập từ Trung Quốc nhưng chứng từ không hợp lệ tại 2 cơ sở chế biến hành, tỏi phi; khoảng 45 tấn dầu cũ tại 3 cơ sở nói trên chờ kiểm nghiệm, điều tra để xử lý.
|
Từ lời khai của cơ sở chế biến hành phi, lực lượng phối hợp kiểm tra cơ sở mua bán dầu thực vật, mỡ qua sử dụng của bà Nguyễn Thị Hoa (59 tuổi, ngụ ấp Thống Nhất 2, xã Tân Thới Nhì, H.Hóc Môn).
Ngoài căn nhà chính chứa 10 can dầu (khoảng 25 lít/can) và một bồn chứa dầu loại 3.000 lít, cơ sở này còn có hai kho chứa dầu gần nhà. Trong đó, kho nằm ở mặt tiền QL22 chứa hàng chục thùng phuy dầu; có gắn máy bơm và ống hút để sang chiết dầu vào can. Còn kho nằm cách căn nhà chính chừng 100m chứa hơn 150 can dầu loại 25 lít/can. Bà Hoa khai mua dầu của những người đi xe máy chở tới, rồi đem bán cho bà B. (ở Dĩ An, Bình Dương). Mỗi ngày cơ sở gom từ 200 - 300 lít với giá 8.000 đồng/lít.
Lực lượng phối hợp cũng kiểm tra 2 cơ sở mua bán dầu cũ của bà Nguyễn Thị Mầu (56 tuổi, ấp Thống Nhất 2, xã Tân Thới Nhì, H.Hóc Môn, em bà Hoa) và cơ sở của ông Nguyễn Minh Hiếu (ấp Nhị Tân 1, xã Tân Thới Nhì, H.Hóc Môn).
Công nhân phi hành với chảo dầu đen đặc |
Dầu tái chế vào chợ, cơ sở chế biến
Theo hồ sơ tài liệu của trinh sát Phòng 7 (C05), qua công tác quản lý địa bàn, trinh sát phát hiện 3 cơ sở kinh doanh dầu ăn ở H.Hóc Môn thu mua dầu ăn cũ về tái chế bỏ mối cho các chợ, cơ sở chế biến nên lên kế hoạch điều tra.
“Không những cung cấp cho hai cơ sở hành, tỏi phi, dầu ăn cũ của 3 cơ sở này còn đưa đi bỏ mối cho nhiều chợ nhỏ ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi; cơ sở bánh ướt, bánh tiêu..., len lỏi vào bếp ăn của những người dân thu nhập thấp, công nhân, sinh viên...”, một cán bộ của C05 tiết lộ.
Theo Thanh Niên