Thị trường bất động sản khu Đông khan hiếm nguồn cung

Thứ hai, 23/09/2019, 09:23
Nghiên cứu thị trường cho thấy, nguồn cung căn hộ tại TP.HCM nói chung, khu Đông nói riêng tiếp tục khan hiếm trong năm 2019. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các dự án ra hàng ở giai đoạn này trước bối cảnh nhu cầu nhà ở tăng cao.

Nhà đầu tư BĐS đang “săn đón” những dự án mới trên trục Phạm Văn Đồng

Cán cân cung cầu chênh lệch lớn từ đầu năm 2019

Theo kết quả tổng hợp sơ bộ, dân số của TP.Hồ Chí Minh đến đầu năm 2019 là 8,993 triệu người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018. Dân số tăng nhanh đồng nghĩa với nhu cầu sở hữu nhà ở đang tăng cao.

Từ cuối năm 2018 đến nay, nguồn cung căn hộ trung – cao cấp tại khu Đông Sài Gòn tung ra thị trường khá ít. Giao dịch hiện tại chủ yếu diễn ra trên thị trường thứ cấp với mức giá ghi nhận tăng trung bình từ 7-15% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở một số địa điểm đắc địa, giá có thể chênh 20% trong vòng 12 tháng. Nguyên nhân trực tiếp bắt nguồn từ vấn đề pháp lý của các quỹ đất, đang có rất nhiều mâu thuẫn giữa Luật Nhà ở và Luật Đất đai vì vậy TP.HCM phải rà đi rà lại các văn bản này chưa thể ký cấp phép các dự án. Đây là khoảng lặng của thị trường do khủng hoảng pháp lý, trong khi tỷ lệ giao dịch thành công các dự án đang mở bán rất cao chứng tỏ nhu cầu vẫn lớn.

Tuy nhiên, sự biến động giá và sức mua lại không phân bổ đồng đều giữa các khu vực. Những dự án mới có lợi thế về vị trí địa lý, kết nối giao thông, thiết kế hiện đại, tiện ích đa dạng vẫn đang thu hút người mua.

Nhà đầu tư bất động sản đang “đổ dồn” về khu Đông Sài Gòn

Nếu trước đây, nhắc đến căn hộ khu Đông TP.HCM, người mua thường hay nhắm đến các dự án thuộc khu vực Q.2 & Q.9, thì hiện nay tầm ngắm của họ dịch chuyển mạnh mẽ về khu Đông Bắc thành phố, đặc biệt là bất động sản trên trục đại lộ Phạm Văn Đồng - tuyến đường nội đô được mệnh danh đẹp nhất TP.HCM, nơi có kết nối giao thông thuận lợi vào khu trung tâm Thành phố và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, trong khi giá bán còn khá mềm, phù hợp với cả nhu cầu ở thực lẫn đầu tư.

Dễ dàng nhận thấy, tiềm năng phát triển của các dự án trên tuyến đường Phạm Văn Đồng không thua kém các trục đường sầm uất như xa lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ thuộc khu Đông và Nam TP. Tuyến đại lộ Phạm Văn Đồng lộ giới 60m với 12 làn xe kết nối sân bay Tân Sơn Nhất ra các quận Gò Gấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và tỏa đi các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương cũng như chiều ngược lại cực kỳ nhanh chóng và thuận tiện.

Chưa kể, UBND TP.HCM đang đẩy mạnh tiến độ triển khai tuyến đường Vành đai 2, hiện đang trong quá trình xây dựng khép kín đoạn từ ngã tư Bình Thái đến Phạm Văn Đồng. Như vậy việc kết nối giao thông của các dự án dọc tuyến Phạm Văn Đồng vào đô thị Thủ Thiêm hay trung tâm thành phố sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Chính những yếu tố này tạo nên sức hút riêng cho thị trường BĐS nơi đây. Việc hàng loạt dự án đua nhau mọc lên thời gian qua, các nhà đầu tư bất động sản đang đổ dồn về đây cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh việc kết nối thuận tiện thì khu vực này còn được đánh giá cao bởi không xảy ra tình trạng kẹt xe hay ngập nước, trong khi không khí mát mẻ do có nhiều sông, rạch xung quanh. Những yếu tố này góp phần tạo nên giá trị riêng cho dự án BĐS tọa lạc tại đây.

Thực tế cho thấy, quỹ đất trống để phát triển dự án dọc theo tuyến đường Phạm Văn Đồng không còn nhiều, trong khi nhu cầu về chỗ ở nơi đây vẫn tiếp tục gia tăng là lợi thế cho các dự án ra hàng ở thời điểm này.

Theo Tiền Phong

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích