Đó nội dung trong thông tin được Bộ Xây dựng đưa ra trong cuộc buổi làm việc với 19 Tổng hội, hội ngành nghề xây dựng trong ngày 11/1.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết sẽ có Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội” thì các địa phương và doanh nghiệp Nhà nước buộc phải tham gia.
Nhà xã hội tại TP Hồ Chí Minh |
Theo quy định này, Bộ này sẽ phân bổ chỉ tiêu đến từng đơn vị, kết quả thực hiện sẽ là căn cứ để đánh giá các thành tích khác. Đáng lưu ý, Bộ này sẽ có cơ chế cho sản phẩm nhà ở xã hội, không phải là sản phẩm phân phối như hiện nay, mà có sự cạnh trạnh giữa các đơn vị xây dựng về: Giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Trong nửa cuối năm 2012, thị trường bất động sản đã chứng kiến hàng loạt dự án nhà thương mại có giá từ 10 đến 15 triệu/m2. Mức giá này được đánh giá là tương đương với giá nhà xã hội, có dự án như Đại Thanh có mức giá 10 triệu/2 được đánh giá là rẻ hơn so với một số dự án nhà xã hội.
Thời gian gần đây cũng có nhiều tiếng nói lên tiếng về giá nhà xã hội đang ở mức cao không chỉ so với nhà thương mại mà cao so với chính thu nhập của người mua. TS Vũ Đình Ánh đưa ra mức giá nhà 300 triệu đồng cho nhà xã hội mà ông cho rằng người dân chấp nhận được.
Ông Ánh nói: “Nhà ở xã hội phải có giá cực rẻ chứ không thể là 1 tỷ đồng được. Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam là 1.500 USD/năm (khoảng 3 triệu/tháng), giả định gấp 100 lần thì mức giá bán phải là 300 triệu đồng/căn nhà cho người thu nhập thấp (chưa tính diện tích). Khi bán nhà thu nhập thấp với giá 700 triệu đến 1 tỷ là phục vụ cho đối tượng khác chứ không phải người thu nhập thấp.
Theo Dantri