17 năm sau chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị, năm 2010, UBND TPHCM giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) chủ trì, khảo sát, đánh giá hiện trạng, lập hồ sơ công nhận đối với 168 công trình, địa điểm đủ tiêu chí xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp TP hoặc cấp quốc gia.
Hầm bí mật của Huyện đội Bắc Thủ Đức chỉ còn đống đổ nát Ảnh: THU SƯƠNG |
TP cũng thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và chương trình hành động bảo tồn cảnh quan kiến trúc, có nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể công tác bảo tồn, đồng thời chỉ đạo điều hành việc xây dựng quy chế bảo tồn cho một số khu vực trọng điểm.
Tiếc cũng đành chịu
Thế nhưng, theo PGS-TS Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP, đến nay chương trình tổng thể cho công tác bảo tồn vẫn chưa được phê duyệt để làm cơ sở triển khai thực hiện. Và danh mục 168 công trình đang lặp lại tình trạng của danh mục 108 công trình trước đó.
Dù luyến tiếc với ngôi nhà từ đường cụ kỵ để lại nhưng theo người nhà ông Huỳnh Hữu Thời, do ngôi nhà đã xuống cấp, vả lại, chuyển về khu tái định cư diện tích nhỏ không có nơi phục dựng nên có thể để nguyên trạng cho đơn vị thi công tháo dỡ và san ủi. Thậm chí, nhiều cán bộ Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng quận 9 cũng tỏ ra tiếc nuối khi phải “xóa sổ” 2 căn nhà cổ đẹp này.
Bên giữ, bên xóa
Phải giữ gìn di sản Theo kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, chúng ta phải nâng niu, gìn giữ di sản kiến trúc đô thị bởi nó làm đô thị có hồn, có sức sống để các thế hệ mai sau gắn bó, yêu quý, bảo vệ TP cũng như để làm điểm tựa cho phát triển kinh tế - xã hội. |
Theo NLD