Gần đây, tờ tạp chí “Thời đại” Mỹ đã có bài viết, phê phán Trung Quốc đã gây ra căng thẳng cho tình hình khu vực Đông Bắc Á, đồng thời cho rằng Trung Quốc như một “thùng thuốc súng” có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, giống như tình hình châu Âu trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |
Tạp chí “Thời đại” cho rằng, vị thế địa-chính trị của Trung Quốc ngày càng tăng lên, các nước cảm thấy lo ngại về sự trỗi dậy này, một số nước đã xảy ra khẩu chiến với Trung Quốc, tranh chấp biển ở Đông Á liên tiếp xảy ra, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã bị tác động ảnh hưởng.
Tạp chí “Thời đại” còn cho rằng, tình hình Đông Á căng thẳng tương tự như tình hình châu Âu trước đây một thế kỷ. Trung Quốc coi biển Đông là một “ao nhà”, gây ra sự bất mãn cho các nước xung quanh, giống như bán đảo Balkan của châu Âu trước đây, là một “thùng thuốc súng” có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Những năm gần đây, các nước đã nhiều lần bày tỏ sự lo ngại về tình hình “mối đe dọa từ Trung Quốc”, trong đó có quan điểm lo ngại về sự “suy yếu” tương đối của Mỹ trong mối tương quan với sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc.
Trung Quốc chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 dùng cho tác chiến biển gần. |
Trung Quốc luôn công khai tuyên truyền họ đi theo “con đường phát triển hòa bình”, “hợp tác cùng thắng”, nhưng giới truyền thông cùng một số phát ngôn chính thức của Trung Quốc lại tỏ ra chẳng coi luật pháp quốc tế ra gì, coi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển là thứ “vô giá trị” khi áp dụng cho tranh chấp ở biển Đông.
Đồng thời, Trung Quốc cũng ra sức chế tạo đủ mọi loại vũ khí, trang bị, nhất là những thứ dùng cho tác chiến biển gần, hơn nữa thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận với các khoa mục như tác chiến đổ bộ đoạt đảo… nhằm răn đe, đe dọa vũ lực.
Ngoài ra, mặc dù là nước có khả năng kiểm soát truyền thông rất tốt, nhưng Trung Quốc lại luôn để cho các vị gọi là chuyên gia, học giả cùng báo chí thường xuyên lên tiếng đe dọa dùng vũ lực tấn công láng giềng.
Giới chuyên gia cũng nhận định cho rằng, mục đích chính của Trung Quốc là thực hiện tham vọng "đường lưỡi bò" bao trọn Biển Đông, còn vùng đảo Senkaku, Trung Quốc biết rằng sẽ rất khó đoạt được từ tay Nhật Bản.
Theo Giaoduc