Khi Trung Quốc phê chuẩn Công ước luật biển của Liên Hợp Quốc vào năm 1996, nước này được ca ngợi đã có bước đi quan trọng hướng tới sự ổn định và giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực Đông Á ngoài khơi rộng lớn, có giá trị ngăn chặn những xung đột có thể xảy ra.
Vì vậy, các động thái gần đây của Philippines khi đưa ra Tòa án Liên Hợp Quốc nhằm yêu cầu một phán quyết về tuyên bố chủ quyền và đòi kiểm soát gần như tất cả Biển Đông của Trung Quốc là phù hợp với các Công ước LHQ về Luật Biển 1982, thể hiện sự tuân thủ đầy đủ đối với pháp luật quốc tế.
Ngày 22/1, tại cuộc họp báo ở Manila, Ngoại trưởng Albert del Rosario thông báo Philippines đã chính thức khởi kiện Trung Quốc lên Tòa án được thành lập theo Điều 287 và phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
Tuy nhiên, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc lại cho rằng hành động của Philippines là “một nỗ lực mới nhất của Manila để khẳng định đường lối cứng rắn của nước này với Trung Quốc” đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Khi Bắc Kinh phê chuẩn các hiệp ước, nước này cũng cần phải thiết lập các khuôn khổ pháp lý cho hành động của mình trong đại dương và các vùng biển của thế giới theo đúng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Nước này cũng cần phải đăng ký về một số biện pháp áp dụng Công ước biển, điều mà mọi thành viên của Công ước có quyền thực hiện.
Ngày 22/1, tại cuộc họp báo ở Manila, Ngoại trưởng Albert del Rosario thông báo Philippines đã chính thức khởi kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài được thành lập theo Điều 287 và phụ lục VII của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS). |
Có hai điểm liên quan đến thủ tục tố tụng của Philippines tới Tòa án LHQ nhằm buộc tội các hành động sai trái của Trung Quốc.
Đầu tiên là trong việc phê chuẩn UNCLOS năm 1996, Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền trên tất cả các quần đảo và liệt kê trong điều 2 của một đạo luật năm 1992 được thông qua bởi Quốc hội nước này. Pháp luật về lãnh hải và các quốc gia vùng tiếp giáp lãnh thổ đất liền của Trung Quốc bao gồm đất liền, hải đảo ven biển của nước này và một số nhóm đảo khác.
Các vùng được liệt kê trong danh mục cuối cùng là Đài Loan, các đảo lân cận Senkaku (Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý nhưng cũng vướng vào tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng đã đưa các hòn đảo đang tranh chấp vào luật Biển của nước này, từ bắc vào nam gồm: quần đảo Đông Sa hiện do Đài Loan quản lý, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, quần đảo Trung Sa (đang tranh chấp với Philippines) và Trường Sa – quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Điểm thứ hai là khi đăng ký với UNCLOS, sau đó 10 năm, vào 2006, Trung Quốc đã thông báo là nước này “có quyền không chấp nhận bất kỳ tòa án hoặc trọng tài quốc tế nào trong tranh chấp biên giới trên biển, hải đảo và các hoạt động quân sự”.
Những quan điểm này của Trung Quốc khiến người ta phải đặt một câu hỏi rằng vậy chủ quyền của Trung Quốc là gì nếu không phải là cần tuân thủ đúng luật biển quốc tế đã được chính quyền cũ công nhận trong hàng thập kỷ và phải được ưu tiên hơn về sau?
Tháng 4/2012, Trung Quốc và Philippines đụng độ với nhau trong việc kiểm soát bãi cạn Scarborough, nơi Manila tuyên bố nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo đúng UNCLOS.
Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc Zhang Hua thừa nhận rằng Công ước cho phép các nước khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhưng lại cho rằng “các nước khác không thể thực hiện chủ quyền đối với các khu vực trong vùng biển này bởi nó thuộc sở hữu của một quốc gia khác, trong trường hợp này là Trung Quốc.
Bãi cạn Scarborough cách khoảng 870km so với đảo Hải Nam - lãnh thổ Trung Quốc gần nó nhất trong Biển Đông. Trong khi đó bãi cạn này chỉ cách 230km từ đảo Luzon của Philippines. Bắc Kinh đã bỏ qua thực tế là không một quốc gia nào khác trên thế giới công nhận tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Đông.
Đường chín đoạn - đường lưỡi bò, hành động tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc, trái với Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc |
Trong năm 2009, Trung Quốc từng gửi một bức thư tới Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nói rằng đã có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo thuộc Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển có liên quan cũng như đáy biển và lòng đất phía dưới đáy khu vực.”
Kèm theo thư là một bản đồ hiển thị mức độ yêu cầu của Trung Quốc ở biển Đông, được đánh dấu bởi đường chín đoạn (đường lưỡi bò) kéo dài về phía nam tới tận Bãi cạn James, chỉ cách 80km từ Bintulu, Malaysia và cách Trung Quốc đại lục tới… 1.800km. Một bài báo của Tân Hoa Xã xuất bản tháng 4/2012 mô tả đường này là “điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc”.
Tuyên bố về đường lưỡi bò của Trung Quốc và những tài liệu tham khảo về “quyền trong lịch sử” ở vùng biển là một khái niệm xâm phạm mơ hồ, gây tranh cãi và căng thẳng cho các bên tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á, tạo điều kiện cho các nước này cơ hội tranh luận rằng hành động của Trung Quốc là không phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế.
Ngày 22/1, Philippines đã đưa khiếu nại chủ quyền lãnh hải ở biển Đông về bản đồ có đường lưỡi bò của Trung Quốc ra Tòa án LHQ, cho rằng nó trái với UNCLOS và không hợp lệ. Nước này cũng yêu cầu một phán quyết rằng Trung Quốc không đưa luật pháp của nước mình để “đòi” phù hợp với các nghĩa vụ theo UNCLOS, và rằng Bắc Kinh cần từ bỏ các hoạt động vi phạm quyền của Philippines trong lĩnh vực hàng hải của nước này.
Julian Ku, một giáo sư luật tại Mỹ, sau khi xem xét chặt chẽ vấn đề, đã mô tả trường hợp của Manila có điểm quan trọng nhất là đã nộp hồ sơ theo thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS. “Tôi không nghĩ rằng trường hợp của Philippines sẽ vô vọng, nhưng tôi cho rằng họ sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn để có được bất kỳ hội đồng trọng tài nào có đủ thẩm quyền ở đây, đặc biệt là khi thẩm phán sẽ được chỉ định bởi phía Trung Quốc”, ông nói.
Ông Ku thêm rằng nếu Manila cố vượt qua những rào cản về quyền tài phán, họ sẽ có cơ hội rất tốt để phổ biến những tuyên bố của Trung Quốc đã không khớp với phần còn lại của UNCLOS.
Theo UNCLOS, quy định quyền và quyền tài phán của Trung Quốc về khu vực chủ quyền hàng hải của họ, cụ thể là vùng nội thủy và lãnh hải là một vành đai kéo dài 19km từ bờ biển của họ. Công ước cũng xác định thẩm quyền của Trung Quốc trong vùng biển nằm ngoài chủ quyền của họ, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển sâu, vùng tiếp giáp, thềm lục địa và đáy biển sâu – khu vực có thể kéo dài 370km từ bờ biển.
Tuy nhiên, trong bức thư năm 2009 gửi Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, Bắc Kinh yêu cầu tuyên bố chủ quyền đối với loại thứ hai của khu vực hàng hải ở biển Đông, điều này hoàn toàn trái với UNCLOS.
Chỉ có chủ yếu với các quốc gia có nhiều hải đảo, như Philippines và Indonesia, được UNCLOS công nhận như là các quốc gia hải đảo thì các vùng nước liên kết với các hòn đảo của họ sẽ được công nhận thuộc chủ quyền của họ. Nhưng ngay cả điều này cũng có những giới hạn nhất định trong việc xác định.
Trung Quốc đang lập kế hoạch để trở thành một quốc gia hải đảo ngay sau khi tuyên bố chủ quyền các hòn đảo ngoài khơi của mình. Đến nay, nước này đã mở rộng đến tận biển Đông?
Một điều chắc chắn, Trung Quốc đang có kế hoạch tăng cường đáng kể sức mạnh pháp luật trong nước về quyền tuyên bố chủ quyền hàng hải và các hòn đảo ngoài khơi.
Tân Hoa Xã cho biết vào ngày 28/1, Trung Quốc đã ban hành luật đầu tiên của nó về quyền thăm dò, phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên biển sâu trong vòng 5 năm, như là một phần của chính sách “kiên quyết bảo vệ quyền hàng hải và xây dựng thành một cường quốc hàng hải.”
Các cơ quan thông tin chính thức cho biết khu vực này được cho là giàu tài nguyên chiến lược, kể cả khoáng sản, khí tự nhiên và tài nguyên sinh vật biển – một lý do để một nước có lòng tham như Trung Quốc phải cố gắng để tranh giành.
Theo Infonet