Cũng như những chợ phiên ở đồng bằng bắc bộ xưa, chợ Nủa đều đặn họp vào những ngày mồng 2 và mồng 7, ngày 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng và chỉ họp vào buổi sáng. Riêng phiên chợ cuối cùng của năm bao giờ cũng đông người mua sắm nhất.
Phiên cuối họp vào ngày 27 tết là phiên cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dân ăn Tết nên chợ họp đến tận cuối giờ buổi chiều mới tan.
Chợ Nủa họp phiên cuối năm nên người mua sắm đông đúc đến tận chiều. Chợ Nủa vẫn đậm nét dáng dấp những chợ phiên xưa ở vùng đồng bằng bắc bộ.
Vẫn những cụ bà áo nâu, khăn mỏ quạ đến chợ với những sản vật trồng ở vườn nhà.
Bánh chưng tết là mặt hàng không thể thiếu ở những phiên chợ cận tết này. Sắm chiếu mới đón tết đã trở thành thói quen của người dân đồng bằng bắc bộ từ ngàn đời.
Không thế vắng hàng bán trầu cau ở bất kỳ phiên chợ quê nào còn sót lại ở vùng đồng bằng bắc bộ.
Những sản vật dụng truyền thống làm từ tre, nứa như đũa, tăm, mành che nắng hay các loại gàu tát nước vẫn được trọng dụng đến tận bây giờ.
Những món ăn quê truyền thống bao giờ cũng đắt khách. Những quầy bán đồ nhựa đắt khách dịp tết, đặc biệt bát, đĩa, hộp đựng bánh, mứt...
Hoa giả chế tác từ nhựa cũng được khá nhiều người mua bởi đặc tính bền, tiện dụng.
Sắm quần áo mới diện tết đã là thói quen của mọi người bất kể tuổi tác nên những quầy bán quần áo lúc nào cũng đông người mua bán.
Hàng hóa, vật dụng cũ mới, đan xen nhưng hồn cốt của phiên chợ Nủa vẫn đậm nét của những chợ phiên vùng đồng bằng bắc bộ xưa. |
Theo Vietnamnet