Cần làm rõ việc trường mầm non "lạm dụng sức lao động"

Thứ ba, 26/03/2013, 09:16
Việc mang những chiếc thùng khiến các em phải liThông tin trường Mầm non Lê Quý Đôn (Hai Bà Trưng, HN) bắt một số em lớp 5 tuổi bê xong nồi từ tầng 4 xuống tầng 1 khiến  PGS Văn Như Cương bất bình: "không khác gì bóc lột sức lao động của trẻ em…"ên tục nghỉ ở các chiếu nghỉ, thậm chí phải nghỉ ở giữa cầu thang….

Rất nhiều phụ huynh cùng dư luận cả nước bất bình khi chứng kiến một đoạn video clip ghi lại cảnh một số em học sinh 5 tuổi đang theo học tại trường Mầm non Lê Quý Đôn (Cơ sở 100 phố Thúy Ái)phải khệ nệ bê các đồ vật như xoong nồi từ tầng 4 xuống tầng 1. Một số phụ huynh có con em theo học tại trường này còn bức xúc, lo lắng khi cho rằng con mình đang bị lạm dụng sức lao động.

bao hanh

 Các em mẫu giáo 5 tuổi bị bắt khiêng đồ nặng (Ảnh từ clip)

Trong đoạn video trên, có thể thấy rõ ràng 2 em bé liên tục khiêng những chiếc thùng đựng cơm bằng Inox, xoong nồi từ tầng 4 xuống tầng 1. Những chiếc thùng cao gần bằng chiều cao của các em học sinh. Không những thế, có lúc các em tỏ ra mệt mỏi khi cố xách những chiếc thùng xuống, đến mức một em đã phải thốt lên…”nặng quá”.

Theo phản ánh của một số phụ huynh, tình trạng này không chỉ diễn ra một lần, mà còn diễn ra trước đó nhiều lần. Khi ăn xong cơm trưa, một số bé nam to lớn nhất trong lớp được các cô lựa chọn “khuyến khích” để đi vác đồ, khi nào xong thì các bé sẽ được đi ngủ.

bao hanh

 Trường mầm non Lê Quý Đôn (Ảnh GDVN)

Theo thông tin từ báo chí, một số trẻ em tham gia bê đồ thuộc lớp mẫu giáo lớn A2 do hai cô giáo Nguyễn Thị Hồng và Nguyễn Minh Phương phụ trách. Tại cơ sở này, việc bưng bê rửa bát là của nhân viên Nguyễn Thu Huyền nhưng các em học sinh mầm non lại phải tham gia công việc này.

Trao đổi với báo chí, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Lê Quý Đôn, bà Phạm Thuý Khanh khẳng định, không có việc các cháu bé trong trường phải mang những thùng thức ăn, đựng cơm. Bà Khanh còn liên tục khẳng định: vì là người phụ trách trường nên ngày nào bà cũng đi kiểm tra cả hai điểm trường.

Buổi trưa nào cũng kiểm tra nhưng không có việc các bé phải bê xoong nồi. Tuy nhiên, với hình ảnh mà đoạn video ghi lại thì việc một số em lớp 5 tuổi bê đồ nặng như xoong nồi, thùng inox là không thể chối cãi.

Trao đổi với PV, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ tỏ ra ngạc nhiên và bức xúc, chuyện này là không thể chấp nhận được. “

Trong bất cứ trường mầm non nào, nếu bắt học sinh làm việc nặng nề là khó có thể chấp nhận được, nhất là tại một cơ sở ở Quận nội thành Hà Nội. Bắt học sinh lớp 5 tuổi bê vật nặng, nếu các em vấp ngã mà gãy chân, gãy tay thì hậu quả sẽ khôn lường. Nhà trường cần xem xét lại, nếu có chuyện này xảy ra thì phải có giải pháp chấm dứt ngay”.

bao hanh

 Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ

Đồng quan điểm với Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ, PGS Văn Như Cương cũng lấy làm bất ngờ khi biết tin chuyện này lại xảy ra ở một cơ sở giáo dục trong nội thành Thủ đô Hà Nội.

“Trẻ em đến trường, đến lớp là để rèn luyện tri thức. Ngoài giờ học, các em có giờ luyện tập vui chơi để rèn luyện sức khỏe. Chuyện tập thể dục cũng phải đảm bảo những nguyên tắc phù hợp do các bác sĩ quy định. Việc trẻ em mới có 5 tuổi, khiêng, bê những đồ nặng là không đúng. Đây không phải là luyện tập, nói đúng hơn đây là hành vi bóc lột sức lao động của các em nhỏ".

"Trong chương trình Bộ Giáo dục & Đào tạo, luôn có hoạt động vui chơi, tập thể dục, học tập…nhưng không bao giờ có kiểu bắt học sinh lớp 5 tuổi làm những việc nặng nhọc như bê xoong, nồi, thùng inox. Nhà trường hãy xem lại, trong những chương trình ấy, có chương trình nào là lao động nặng nhọc với các em hay không?”, PGS Văn Như Cương cho biết.

bao hanh

"Cần làm rõ việc bắt trẻ mầm non bê vật nặng"

“Nhìn những hình ảnh con em mình mới bé xíu mà phải bê những đồ nặng gần bằng trọng lượng bản thân, phụ huynh người ta xót con cũng đúng. Nhà trường nên làm rõ những hình ảnh trong đoạn video clip mà các phương tiện truyền thông đăng tải.

Nếu đúng là có tình trạng bắt các em nhỏ bê đồ nặng, cần phải xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm. Học đường từ mẫu giáo trở lên là môi trường giáo dục, vui chơi, rèn luyện trí lực và sức khỏe, chứ không phải nơi để lạm dụng sức lao động của các em”, PGS Văn Như Cương đề nghị.

Theo Kienthuc

Các tin cũ hơn