Đây là ý kiến của bạn đọc Trần Xuân Phú gửi tới Đất Việt khi biết tin Thủ tướng nói có thể hoãn thời điểm khởi công nhà máy điện nguyên tử tới năm 2020 thay vì năm 2014.
Theo đó bạn đọc Xuân Phú đưa ra nhiều ví dụ để chứng minh cho cái gọi là sai thì sửa, hỏng làm lại và với cái gì thì nên như vậy.
Bạn đọc Xuân Phú viết: Bạn thử bước ra cửa nhà hãy quan sát những nhà xung quanh bạn, dòng người đang đi lại trước mặt bạn xem. Bạn thấy có những chiếc xe máy mang thương hiệu Yamaha, Honda hay những chiếc ô tô mang thương hiệu Toyota, Honda, BMW, Audi ... hay những chiếc điều hòa mang thương hiệu Sanyo, Panasonic .... bạn hãy bước vào nhà ngó xem tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, bếp từ của bạn mang thương hiệu gì. Vâng, không có cái nào mang thương hiệu của Việt Nam chúng ta cả điều đó ai cũng biết.
Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi những thứ tôi vừa nêu ra những sản phẩm như xe máy, ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa ... Mỗi sản phẩm ấy chúng ta liệu tự chủ được và có thể chế tạo ra được bao nhiêu phần trăm trên một sản phẩm như xe máy, ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa .... Một chiếc xe máy, ô tô, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa .... hỏng chúng ra có thể loại bỏ hoặc tháo ra rồi tái chế ra sản phẩm khác trên Thái Nguyên.
“Nhưng điện hạt nhân lại khác nếu giả sử chúng ta có sự cố như Thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima chúng ta sẽ xử lý thế nào khi và cả vấn đề an ninh quốc phòng đất nước sẽ ra sao? Tôi ủng hộ làm điện hạt nhân nhưng làm khi nào chúng ra cảm thấy nhân lực vật lực đủ chứ không nên vội vàng chạy theo tiến độ như những công trình khác”, bạn đọc Xuân Phú nêu ý kiến.
Công tác chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân vẫn đang được rốt ráo thực hiện |
Còn GS.TS Quang, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng bày tỏ sự vui mừng: “Thủ tướng đã sáng suốt”.
GS Quang cho rằng, trong khi các nước châu Âu đóng cửa nhà máy điện hạt nhận, Nhật Bản chấm dứt sứ mệnh 50 lò phản ứng hạt nhân cho điện nguyên tử thì việc Thủ tướng lùi thời hạn khởi công ĐHN đến 2020 là một sự khôn ngoan, nhạy cảm và chính xác để đặt lên bàn cân so sánh lợi ích dân tộc và nguy cơ phóng xạ mà Nhật Bản là một tấm gương gần nhất.
“Cơn bảo Haiyan quét qua Philippines với những cơn sóng thần không kém gì Sóng thần Nhật Bản 2011 đang cảnh tỉnh 90 triệu dân Việt Nam”, GS Quang nói.
Tỏ ra e ngại và dè dặt với ĐHN hơn, bạn đọc Trần Trung viết: “Điều nguy hiểm nhất là các dự án nhà máy điện hạt nhân đều đặt ở miền Trung, nơi đất nước thắt lại. Nếu thảm họa xảy ra thì có thể khó lưu thông giữa 2 miền Nam Bắc, không ai dám mon men vào vùng bán kính vài trăm km tính từ vị trí nhà máy bị thảm họa”.
Trước nhiều lo ngại của chuyên gia và người dân như vậy nên một bạn đọc Quang Thao cũng đồng tình: “ĐHN có nhiều rủi ro nên cần thời gian để lựa chọn công nghệ và nhà cung cấp”.
Theo DatViet