Dân thích nghi nhanh với cảnh Bangkok tê liệt

Thứ năm, 16/01/2014, 16:19
Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) chống chính phủ gần như đã "đóng cửa" Bangkok song 10 triệu cư dân ở thủ đô đã mau chóng thích nghi với tình hình.

Bangkok, biểu tình, đóng cửa, tê liệt , Thái Lan

Vào ngày mở màn của chiến dịch "đóng cửa" Bangkok, số lượng người tại quận kinh doanh giảm tới 80%, theo một số báo cáo. Tuy nhiên, khi thấy không có bạo lực bùng phát và dường như các cuộc biểu tình còn kéo dài, người dân lại đổ về khu vực này.

PDRC đã khẳng định rằng họ cố hạn chế sự bất tiện đối với tầng lớp trung lưu ở thành phố - vốn là lực lượng hậu thuẫn chính của họ. Ngoài ra, phong trào này còn muốn những người ủng hộ có thể tới được các cuộc biểu tình.

Trước khi kế hoạch "đóng cửa" Bangkok được thực thi, một số công ty đã cất tiếng phàn nàn. Đó là những công ty vận hành xe tải nhỏ và xe buýt đậu ở tượng đài Chiến thắng - trung tâm giao thông lớn ở Bangkok, và kể từ hôm đầu tuần nó là một trong 7 địa điểm biểu tình của PDRC. Tuy nhiên, các lãnh đạo của lực lượng này đã đi tới một thỏa thuận cho phép các xe được lưu thông bằng cách mở một số làn đường.

Hệ thống tàu điện trên cao và tàu ngầm ở Bangkok cũng hoạt động bình thường, không tắc nghẽn, giúp người dân có thể tới trực tiếp nhiều tòa nhà. Những cư dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi biểu tình đều đi lại bằng tàu điện trong khi những người ở ngoài các khu biểu tình tiếp tục đi lại bằng ô tô và sung sướng khi thấy mật độ xe lưu thông đã giảm bớt.

Phòng thương mại Thái ước tính, biểu tình khiến kinh tế thiệt hại 700 triệu baht (21,2 triệu USD) một ngày, song theo ước tính của Ban phát triển xã hội và kinh tế quốc gia năm 2010 thì hoạt động kinh tế hàng ngày ở Bangkok là 10 tỷ baht.

"Thu nhập của tôi giảm từ 1.000 baht một ngày xuống 500. Đó là vì phần lớn mọi người đều đi tàu", Samniang Charoenjai, 39 tuổi, lái xe taxi của riêng mình đã được 4 năm cho biết. "Tôi không theo phe áo đỏ hay áo vàng nhưng chẳng mấy nữa mà tôi chả có cái áo nào trên người".

Theo VNN

Các tin cũ hơn