Ai đã từng qua phà Cát Lái để về các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ có lẽ không bao giờ quên được cảnh khốn khổ này trong những dịp lễ Tết những năm trước.
Thảm cảnh kẹt xe khi muốn "qua sông phải lụy phà" trong những ngày Tết tại bến phà Cát Lái (ở cả hai đầu quận 2, TP HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
Giờ đây không còn xảy ra tình trạng tắc, kẹt. Đây là hình ảnh được ghi nhận vào chiều mùng 2 Tết Giáp Ngọ.
Cảnh đìu hiu, vắng vẻ ở bến phà Cát Lái. Theo ông Trần Minh Thành, giám đốc xí nghiệp phà Cát Lái, trong những ngày cao điểm phục vụ Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ (từ 25 tháng Chạp đến mùng 2 Tết), lượng phương tiện qua lại phà Cát Lái giảm đến 48% so với năm ngoái.
Tuyến đường Nguyễn Thị Định dẫn vào bến phà Cát Lái không một bóng phương tiện - điều chưa từng xảy ra vào các dịp lễ, Tết ở khu vực này
Nhân viên bến phà thỏng tha trái ngược với hình ảnh tất bật những năm trước.
Giám đốc bến phà Cát Lái cho biết: "Trong đợt cao điểm phục vụ Tết Giáp Ngọ, bến phà chỉ sử dụng mỗi ngày 10 chuyến loại 200 tấn để giải tỏa ôtô (Tết năm trước mỗi ngày phải hoạt động hơn 50 chuyến phà 200 tấn/ ngày).
Dù lượng xe máy có tăng hơn so với Tết năm trước nhưng không xảy ra ùn tắc.
Đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2014 đã giải quyết đáng kể phương tiện đi các tỉnh miền Đông và du lịch biển Vũng Tàu (tránh qua phà Cát Lái). |
Theo Kiến thức