Phản hồi chỉ để... phản hồi
"Người ta lấy lý do làm đường cong để không làm mất ổn định của các gia đình có công là không đúng. Chúng tôi đồ rằng, họ có ý đồ khác chứ không phải vì chúng tôi. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn, Hà Nội đừng lấy chúng tôi làm bình phong, làm lý do cho sự thay đổi từ thẳng sang "cong mềm mại" như thế, nghe nó đau đớn lắm", ông nói tiếp.
Sau khi báo chí đăng tải vụ việc, Hà Nội nắn cong đường Trường Chinh, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra. Phía UBND TP. Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã có thông tin phản hồi. Những người có công với cách mạng chưa hết buồn phiền vì tin đồn "con đường bị bẻ cong để tránh nhà quan chức" thì lại phải khóc ròng trước "đường cong mềm mại" của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội.
Họ bất ngờ trước thuật ngữ mới, lạ của Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc đến mức, đi hỏi nhiều kiến trúc sư cũng không nhận được giải thích thoả đáng thế nào là "đường cong mềm mại".
Đại tá Nguyễn Tâm Trinh rất bức xúc trước lời giải thích của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội rằng, con đường Trường Chinh bị "bẻ cong một cách mềm mại". |
Sau khi báo chí vào cuộc về vụ đường Trường Chinh bị bẻ cong một cách bất thường, các cơ quan chức năng đã vào cuộc. Tại buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã làm việc về vụ đường Trường Chinh đang thẳng biến thành cong. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đề nghị, Hà Nội cần quan tâm hơn đến việc thanh tra chuyên ngành trước thời điểm 30/4 nhằm đảm bảo an ninh và trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Tại buổi giao ban báo chí của ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, ông Dương Đức Tuấn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã giải trình về lý do đường Trường Chinh bị cong.
Ông Tuấn cho rằng, theo quyết định 108 ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự kiến hướng tuyến đường này là thẳng, nhưng khi triển khai, Hà Nội đã tiến hành thẩm định các đồ án quy hoạch để phục vụ công tác quản lý và phát triển đô thị, việc điều chỉnh từ thẳng thành cong theo đúng ý kiến của Bộ Quốc phòng.
Ông Tuấn dẫn ra một trong những nguyên tắc quy hoạch của Luật Xây dựng là trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, cấp dưới trong đô thị được phép "cụ thể hóa" quy hoạch. Theo đó, hướng tuyến đường vành đai hai trên quy hoạch chung là thẳng. Tuy nhiên, quy hoạch chi tiết năm 2000 của quận Đống Đa, đường bị cong một ít. "Chỉ giới đường đỏ là một đường cong mềm mại để nối các đoạn đường với nhau", ông Tuấn nói.
Theo Luật Xây dựng và Luật Đất đai thì việc vẽ chỉ giới đường đỏ phải xin ý kiến của UBND TP.Hà Nội và Bộ Quốc phòng. Việc mở rộng đường không làm ảnh hưởng đến các công trình ngầm và công trình quốc phòng của Quân chủng Phòng không Không quân.
Sau đó, Bộ Quốc phòng lại yêu cầu thành phố phải chuyển dịch 20m đường giới chỉ đỏ về phía Nam. "Trên thực tế, đối với đoạn đường 800m, đoạn đầu lấy 6m vào phía Bắc, đoạn cuối lấy 15m để tạo ra sự khớp nối", ông Tuấn nói.
“Bình phong” của thẳng và "cong mềm mại"
Sau khi nhận được sự phản hồi của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, những hộ dân là tướng lĩnh, cán bộ cao cấp Bộ Quốc phòng cảm thấy bị xúc phạm, vì tự nhiên lại phải "dây dưa" vào chuyện "đại sự" thẳng - cong của chính quyền…
Thiếu tướng Mai Văn Cương, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng PK-KQ lên tiếng: "Hà Nội giải thích rất mâu thuẫn. Trong khi dư luận cho rằng đường Trường Chinh mở rộng bị uốn cong như cái ghi đông xe đạp thì Sở Quy hoạch - Kiến trúc lại cho đó là một đường cong mềm mại".
Thiếu tướng Cương cho biết, theo quy hoạch năm 2000, lòng đường Trường Chinh lúc đó có chiều rộng 10m, nếu mở rộng từ tim đường ra mỗi bên 27,5m thì đường Trường Chinh vẫn thẳng. Khi tiến hành nắn đường, người ta nói, do mạn phía Bắc có nhiều công trình chiến đấu. Nhưng, thực tế, từ đoạn Hố Mẻ đến hết khu nhà riêng của những người có công thì trước đây đều là dãy nhà cấp bốn, sau đó bị phá. Tiếp theo là khu nhà xây dựng từ thời Pháp cao hai tầng, chứ không có công trình chiến đấu nào.
Đại tá Phạm Văn Toản, đại diện của các hộ tướng lĩnh, cán bộ quân đội có nhà bị "dính" vào việc mở rộng đường Trường Chinh thẳng thắn: "Đường thẳng hay đường cong, chẳng ảnh hưởng gì đến nhà ở của chúng tôi hiện tại. Hà Nội lấy lý do làm đường cong để không làm mất ổn định của các gia đình có công là không đúng.
Con đường Trường Chinh bị bẻ cong một cách bất thường.
Chúng tôi đồ rằng, Hà Nội có ý đồ khác chứ không phải vì chúng tôi. Hơn nữa, chúng tôi mong muốn, Hà Nội đừng lấy chúng tôi làm bình phong, làm lý do cho sự thay đổi từ thẳng sang "cong mềm mại" như thế, nghe nó đau đớn lắm".
Đại tá Nguyễn Tâm Trinh cho rằng, đề án quy hoạch và mở rộng đường Trường Chinh đã được UBND TP.Hà Nội ký duyệt rất lâu, thế nhưng đến khi nó trở nên nghiêm trọng thì dư luận lại cho rằng, việc nắn đường là để né nhà quan chức Bộ Quốc phòng là không đúng. Phía Sở Quy hoạch - Kiến trúc lại cho rằng, việc bẻ cong con đường để tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng cũng không đúng, vì phía Bắc hay phía Nam đều có mật độ dân cư đông đúc.
Khóc vì "đường cong mềm mại"
Được biết, có rất nhiều cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội có nhà, đất tại tuyến đường Trường Chinh, trong đó có nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân; Trung tướng, Anh hùng phi công Phạm Tuân; Thiếu tướng, Anh hùng quân đội Phạm Ngọc Lan; Đại tá Nguyễn Tam Trinh, nguyên Tư lệnh Binh chủng Rada (Quân chủng PK-KQ).
Đại tá Nguyễn Tâm Trinh rất bức xúc trước lời giải thích của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội rằng, con đường Trường Chinh bị "bẻ cong một cách mềm mại". ông Trinh là cán bộ tiền khởi nghĩa, tham gia bộ đội từ trước năm 1945, trải qua cuộc chiến tranh biên giới, chống Pháp và đánh Mỹ. Năm 1987, ông được nhà nước cấp cho ngôi nhà số 10, ngõ 150, đường Trường Chinh.
Sau đó, ông đã hoàn thành thủ tục để mua căn nhà và làm đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi giao nhà, Tư lệnh Phòng không - Trung tướng Trần Nhẫn có nói: "Nhà nước giao đất cho bác, bác được an cư, lạc nghiệp tại đây. Nếu có mở đường thì sẽ mở về phía Nam, không lấy đất của cán bộ, bộ đội bên này".
Ông Trinh bảo rằng, việc bẻ cong con đường để né nhà quan chức là không đúng. "Tôi khẳng định là không có hiện tượng bẻ cong con đường để né nhà quan chức. Nếu theo quyết định số 108 của Thủ tướng Chính phủ thì con đường vẫn thẳng, không ảnh hưởng đến những ngôi nhà của chúng tôi. Chúng tôi không hiểu vì lý do gì mà người ta lại bẻ cong con đường? Phải chăng có cá nhân nào hưởng lợi khi đường bị cong ?".
ông Trinh nói về lời giải thích của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội: "Chúng tôi rất bức xúc vì con đường bị bẻ cong bất thường mà các vị vẫn coi đó là "đường cong mềm mại". Sở Quy hoạch - Kiến trúc còn nói vì dân hay để tiết kiệm chi phí là không đúng. Khi đưa ra đề án quy hoạch, các vị cũng không lấy ý kiến hay thông báo cho dân biết.
Ông Trinh bảo rằng, đây là con đường lịch sử hàng thế kỷ, nối hai cửa ô Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng. "Chúng tôi đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc để làm rõ vụ việc và trả lại con đường thẳng Trường Chinh", ông Trinh nói.
Đường có thể bẻ cong khi nào? Theo PGS. TS. KTS Trần Trọng Hanh, nguyên Vụ trưởng Vụ Kiến trúc - Quy hoạch của Bộ Xây dựng: Các tuyến đường phải cong khi gặp các công trình văn hóa như đình chùa. Đối với đất của Bộ Quốc phòng thì rất phức tạp, phải hỏi ý kiến lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Theo quyết định 108 ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì việc mở rộng đường Trường Chinh chỉ mở rộng về phía Bắc khoảng 6m. |
Theo NDT