|
Khi chúng tôi vào cổng ga đã có nhiều cò vé tàu vẫy tay mời chào. "Cò vé" có mặt ở nhiều nơi, thấy khách là chạy tới tiếp cận.
Hành nghề ngay khu vực phòng vé
Lúc 19 giờ 30 phút ngày 28/4, chúng tôi đóng giả làm người đi mua vé tàu về quê nghỉ lễ. Khi vừa bước chân tới phòng vé nhà ga Sài Gòn để hỏi vé thì một phụ nữ hỏi: "Về đâu em, chị có vé, chị chỉ lấy tiền vé, chị lấy đúng giá chứ không lấy tiền cò”.
Khi chúng tôi trả lời là “đi Quy Nhơn”, phụ nữ này liền nói: “11 giờ khuya nay đi em, ga Diêu Trì, tàu Quy Nhơn chạy rồi, giá 500.000 giường nằm, em lên tàu tới ga Diêu Trì trả tiền chứ không trả ở đây”. Nói xong, người này nhanh nhẹn rút điện thoại và gọi ngay cho một ai đó và nói: “Đang ở đâu vậy, lấy cho em hai vé đi Quy Nhơn tối nay nghen kịp không?”.
Chúng tôi hỏi có đúng giá không? "Cò" nữ phân bua: "Người lớn mà đâu phải con nít đâu mà làm bậy, qua đây chị chỉ bảng giá cho coi”.
"Cò" nữ này còn dặn: “Giờ vắng nên mua sớm đi em. Tàu này nhanh nhất luôn đó, nhanh hơn tàu SQ luôn. Tụi em ngồi chơi đến tầm 10 giờ 15 khuya đi, giờ đó mở cửa rồi chị quay lại dẫn lên tàu”.
Sau đó, với vẻ mặt lo lắng, "cò" nữ hỏi: “Có chứng minh thư thì đưa đây, coi như đặt cọc, tới giờ chị dẫn lên tàu ra tới Ga Diêu Trì rồi trả tiền sẽ trả lại chứng minh thư”.
Chúng tôi hỏi: “Vé có thật không?”. "Cò" nữ bảo: "Yên tâm".
Trong khi đó, khi chúng tôi tới ngay quầy bán vé của Ga Sài Gòn để hỏi vé tàu về Quy Nhơn thì được nhân viên trả lời là hết vé.
Cò “làm vé”, loại nào cũng có
Chúng tôi tiếp tục ra ngoài khu vực hành lang thì một phụ nữ khác chạy tới hỏi: “Em đã đặt ai làm vé chưa? Về đâu?”. Chúng tôi nói: “Về Quy Nhơn”.
“Về Quy Nhơn thì đi tàu SE4 còn một chuyến đó thôi, 11 giờ khuya nay chạy luôn, giá vé như trên bảng, lên tàu trả tiền nhân viên trên tàu”, người phụ nữ nói nhanh như sợ những người cùng làm ăn xung quanh giành khách.
Ngay sau đó, một người đàn ông hành nghề xe ôm tới hỏi: “Đi đâu?”, rồi bảo: “Vô quán nước ngồi đi chú chỉ vé cho, cần vé gọi số này nè 0935…”.
Chúng tôi không vào quán nước mà đến bên ghế đá trong sân nhà ga, chưa kịp ngồi xuống thì một phụ nữ khác trong bộ quần áo màu đen chạy đến chỗ chúng tôi bắt đầu hỏi: "Về đâu?". Lần này, chúng tôi nói: “Về Quảng Ngãi”.
"Cò" nói: “Còn tàu SE4 đi lúc 11 giờ khuya, cô chỉ lấy tiền cò 50.000 đồng/người nhưng không phải đưa bây giờ mà khi cô dẫn con lên tàu gặp anh nhân viên rồi con mới đưa tiền. Nếu đi ghế ngồi thì 390.000 đồng/người, còn giường nằm là 550.000 đồng/người, đi luôn đi chứ ngày mai đông lắm”.
Khi chúng tôi nói còn nhiều bạn muốn đi nhưng chưa mua được vé, "cò" này liền nói: “Con gọi điện nói bạn tới đây đi luôn, cô có vé. Cô nói con nghe, ở đây nhiều người làm vé chợ đen lắm chứ không phải mình cô, nhưng cô làm đây là cô nói thật sự. Con đi cô làm cho, cô làm đàng hoàng yên tâm”.
Thấy chúng tôi không trả lời, "cò" xuống giá: “Hai người trả 50.000 đồng uống cà phê thôi cũng được. Cô sẽ dắt con lên tàu và đưa cho vé nội bộ”.
Chúng tôi ngần ngừ không trả lời thì "cò" đứng dậy và cho số điện thoại 0935160… rồi bảo: “Tên cô là M., lưu vào đi để báo cho bạn bè, ai cần thì cô làm vé cho, bây giờ cô phải làm vé cho khách”. Nói xong, người này chạy nhanh qua chỗ gần cổng ra vào nhà ga, tiếp cận nhóm khách đang tay xách nách mang, khuôn mặt ngơ ngác kiếm tìm.
Sa thải nếu nhân viên vi phạm trên 300.000 đồng Về điểm này, "cò" lợi dụng sự cả tin của khách để nói rằng hết vé để khách trả tiền chênh lệch. Ông Truyền khuyến cáo hành khách nên mua vé ở các cửa vé của nhà ga hoặc ở các đại lý bán vé tàu hỏa để mua vé đúng giá quy định và không mua phải vé giả. “Chưa kể, phần lớn cò vé không phải là dân địa phương mà từ các nơi khác đến và hoạt động phía ngoài cổng ga nên khó quản lý”, ông Truyền nói. |
Theo Thanh Niên