Ấn tượng những bức truyền đơn thời chống Pháp

Thứ hai, 05/05/2014, 15:36
Đó là những bức tranh được sử dụng trong công tác địch vận, nhằm mở ra suy nghĩ của lính Pháp về tương lai, gia đình hay mục đích của cuộc chiến.

Nhân tưởng niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Lương Xuân Nhị (tác giả những bức tranh), 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng thưởng ngoạn lại những hình ảnh tư liệu giá trị này. Ảnh: Ngày lễ Các thánh (Toussaint) năm 1947, bức tranh là hình ảnh một bà mẹ mang bó hoa, quỳ gối bên đài liệt sĩ với dòng chữ tiếng Pháp: “Khổ thân con, giá con hiểu vì lý do bần tiện nào mà lũ thực dân đã hủy hoại đời mình”.

Một người lính Pháp ngã quỵ với câu hỏi: “Tại sao và cho ai?”

Những bà mẹ bật khóc với lời nguyền rủa: “De Trassigny! Trả lại chúng tôi những đứa con còn sống” (De Trassigny là Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp).

Vẽ nhân ngày quốc khánh Pháp (14/7), phỏng theo tác phẩm Thần tự do trên chiến lũy của họa sĩ Delacroix. Họa sĩ Lương Xuân Nhị muốn người Pháp hiểu rằng cuộc cách mạng của người Pháp trước đây, cũng như cuộc cách mạng của Việt Nam hiện tại, đều giống nhau về bản chất và lý tưởng.

Một bức truyền đơn giản dị nhưng ý nghĩa, kêu gọi tình quốc tế vô sản giữa Việt Nam với những người lính da đen trong quân đội Pháp. Truyền đơn chỉ có chú thích ngắn gọn: Đồng chí.

Hình ảnh một người lính da đen trên cáng cứu thương, với cánh chim hòa bình.

Hình ảnh những bà mẹ Pháp.

Có cả những tờ truyền đơn kết hợp tranh của Lương Xuân Nhị và những bản nhạc có lời phản chiến của nhạc sĩ Phạm Duy.

Từ tranh vẽ, truyền đơn được in ở dạng "tờ rơi" khổ nhỏ kèm tiếng Pháp.

Không chỉ hướng tới quân nhân Pháp, truyền đơn cũng nhắc tới những người lính Việt Nam lầm đường đang đứng trong hàng ngũ kẻ thù.

Trong truyền đơn là những lời thuyết phục họ chấm dứt cuộc chiến huynh đệ tương tàn và khẳng định "chúng tôi tha thiết mong chờ các bạn".

“Lời thề độc lập” luôn được nhắc tới để kêu gọi lòng ái quốc của những binh lính người Việt đang lầm đường.

Theo Kiến thức

Các tin cũ hơn