Những cây xanh độc nhất từ thuở Sài Gòn lập địa

Thứ hai, 11/08/2014, 17:28
Trải qua 300 năm lịch sử, TP.HCM vẫn còn lưu giữ những cây cổ thụ hàng trăm tuổi, bằng chứng sống cho một vùng rừng nguyên sinh thuở khai thiên lập địa.
Theo chú Nguyễn Văn Sang đội phó đội cây xanh, người hơn 50 năm gắn bó với vườn thì cây dây gùi này là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh Sài Gòn xưa còn đến hiện nay. Ngày trước Sài Gòn là một khu rừng nguyên sinh lớn, người Pháp khai phá mở rộng để xây dựng đô thị. Theo thời gian rất nhiều thảm thực vậy đặc hữu rừng nguyên sinh bị dẹp bỏ, chỉ giữ lại những cây cổ thụ lớn. Và cây dây gùi này là đại diện cuối cùng. Xét về tuổi cây còn lâu năm hơn cả thảo cảm viên.

Theo anh Nguyễn Văn Sang, Phó đội trưởng Đội cây xanh (Thảo Cầm Viên), người hơn 50 năm gắn bó với vườn, cây dây gùi này là đại diện duy nhất và cuối cùng của rừng nguyên sinh xưa còn lại đến ngày nay. Nơi đô thị Sài Gòn hiện diện từng là một khu rừng nguyên sinh lớn, được người Pháp khai phá mở rộng. Theo thời gian rất nhiều thảm thực vậy đặc hữu bị dẹp bỏ, chỉ giữ lại những cây cổ thụ lớn. Cây dây gùi là đại diện cuối cùng và nếu xét về tuổi cây còn lâu năm hơn cả Thảo Cầm Viên.

Hiện nay cây nằm ở cuối thảo cầm viên gần chuồng sư tử và được Ban quản lý xem như là “cây thần” có linh hồn. Không ai được phép chặt đốn hay có bất cứ hành động phá hoại nào. Trái của cây có thể ăn được khi chín màu vàng nhạt và có vị chua.  15_zing.jpg Chú Sang tâm sự, nhiều người nhìn thấy nghĩ cây bình thường nhưng cây dây gùi này có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng để khẳng định nguồn gốc hình thành của vùng đất Sài Gòn xưa. Và chính vì ý nghĩa quan trọng đó mà hiện nay cây được chăm sóc rất đặt biệt.

Cây nằm ở cuối khuôn viên và được Ban quản lý xem như là “cây thần”, không ai được phép chặt đốn hay có bất cứ hành động phá hoại nào. Trái của cây khi chín màu vàng nhạt và có vị chua. "Nhiều người nghĩ cây bình thường nhưng cây dây gùi này có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, khẳng định nguồn gốc hình thành của vùng đất Sài Gòn xưa. Và chính vì ý nghĩa quan trọng đó mà hiện nay cây được chăm sóc rất đặt biệt", anh Sang chia sẻ. Cũng nhờ những loại thực vật độc đáo như vậy, Thảo Cầm Viên được xếp hạng là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng top 10 thế giới.

Lâu năm nhất Sài Gòn phải nói đến cây đa cổ thụ trên đường Lý Tự Trọng ngay trước Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, cây đã hơn 300 năm tuổi.

Cây đa cổ thụ trên đường Lý Tự Trọng (ngay trước Bảo tàng TP.HCM) có lẽ là cây nhiều tuổi nhất Sài Gòn, cây đã hơn 300 năm tuổi và được coi như một biểu tượng xanh của thành phố.

Qua hàng trăm năm cây vẫn không già yếu đi mà ngày càng khỏe mạnh và phát triển lớn hơn nữa. Tán cây vươn che mát cả một vùng rộng lớn. Rễ càng lan rộng đâm chi chít xuống mặt đất để giúp cây càng vững chãi.  3_zing.jpg Hàng ngày cây đa cổ thụ này vẫn làm nhiệm vụ tỏa bóng mát, là chỗ ngã lưng nghỉ ngơi giữa những ngày nóng bức của biết bao người. Cây đa này đã trở thành một biểu tượng xanh và gắn liền với đời sống tâm linh của những người Sài Gòn xưa.

Qua hàng trăm năm cây vẫn không những không già yếu đi mà ngày càng khỏe mạnh, phát triển. Tán cây vươn che mát cả một vùng rộng lớn. Rễ lan rộng đâm chi chít xuống mặt đất giúp cây đứng vững. Hàng ngày cây đa cổ thụ này vẫn là chỗ nghỉ chân cho nhiều người dân.

Qua cầu Thủ Thiêm rẽ trái đi thẳng chừng 1km là nơi tọa lạc của  nhà dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm. Ngày nhà dòng  được thành lập năm 1840 thì cụ me trăm tuổi cũng ra đời ngày ấy để kỉ niệm. Tính đến nay cụ me đã hơn 174 tuổi. Cụ được trồng ngay tại khu nhà dưỡng lão của các sơ lớn tuổi.

Qua cầu Thủ Thiêm rẽ trái, đi thẳng chừng 1km là nơi tọa lạc của nhà dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm. Ngày nhà dòng được thành lập (năm 1840) thì cụ me trăm tuổi cũng ra đời ngày ấy để kỷ niệm. Tính đến nay cụ me đã hơn 170 tuổi.

Cụ me gắn bó và trở nên thân thiết với tất cả các sơ của nhà dòng. Qua hàng trăm năm cây tỏa bóng rợp một góc vườn. Dưới gốc còn có một bia đá (nay đã mờ chữ) khắc kỉ niệm ngày cụ me chào đời.

Cây me cổ thụ gắn bó và trở nên thân thiết với tất cả các sơ của nhà dòng. Dưới gốc còn có một bia đá (nay đã mờ chữ) khắc đánh dấu ngày trồng cây.

Trong thời gian không xa, nhà dòng sẽ bị giải tỏa vì sự quy hoạch và phát triển của thành phố. Cụ me có thể sẽ không còn tồn tại và mãi là một tiếc nuối trong lòng tất cả những người chung sống và yêu quý cụ.

Thời gian tới, để phát triển đô thị Thủ Thiêm, cây me có thể sẽ bị đốn hạ.

Cây sọ khỉ lớn nhất thảo cầm viên với mã số 1552 và cũng là cây lớn nhất thành phố. Cây cao hơn 40 mét và đường kích thân cách gốc 1.3m là gần 4 mét. Năm 1864 Thảo cầm viên được thành lập, Năm 1865 cây được trồng và đến nay đã hơn 149 năm.

Cây sọ khỉ lớn nhất Thảo cầm viên với mã số 1552, và cũng là cây lớn nhất thành phố, cao hơn 40 mét, đường kính thân (cách gốc 1,3 mét) là gần 4 mét. Năm 1864 Thảo cầm viên được thành lập, năm 1865 cây được trồng, đến nay chừng 150 tuổi.

Cây sọ khỉ còn gọi là cây xà cừ là một loại cây thuộc Họ Xoan. Vỏ cây màu xám nâu, vỏ nứt đồng tiền khoanh tròn như cái sọ khỉ nên cây có tên là sọ khỉ. Gỗ có lõi màu đỏ nhạt, dác màu nâu đỏ, gỗ rắn thớ xoắn, dễ nứt nẻ cong vên, gỗ được sử dụng đòng tàu thuyền, làm đồ mộc gia dụng, làm ván sàn.

Cây sọ khỉ còn gọi là cây xà cừ là một loại cây thuộc họ Xoan. Trên thân cây là nơi tầm gửi của nhiều loại cây, cũng là tổ của chim và sóc.

Ngày nay cây sọ khỉ này là một điểm đến thú vị mà bất cứ ai ghé thăm thảo cầm vùng cũng dừng chân chụp ảnh lưu niệm vì sự to lớn và lâu năm. Một số người dân còn tin rằng khi chạm vào cây để cầu nguyện thì may mắn sẽ đến.

Ngày nay cây sọ khỉ này là một điểm đến thú vị mà bất cứ ai ghé thăm Thảo Cầm Viên cũng dừng chân chụp ảnh lưu niệm. Một số người dân còn tin rằng, khi chạm vào cây để cầu nguyện thì may mắn sẽ đến.

Cây thị ở gần chuồng rái cá trong thào cầm viên Sài Gòn có thể được xem là cây thị cổ nhất Sài Gòn với hơn 160 năm tuổi, sau khi thảo cầm viên thành lập, xây dựng xong các chuồng thú, ban quản lý Thảo cầm viên trồng thêm một số cây quý trong đó có cây thị này.

Cây thị ở gần chuồng rái cá, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn có thể được xem là cây thị cổ nhất thành phố, hơn 160 năm tuổi. Sau khi thành lập, xây dựng xong các chuồng thú, ban quản lý trồng thêm một số cây quý trong đó có "cụ" thị này.

Vòng thân to đến hơn 2 người ôm mới hết, tán cây vươn cao hơn 10 mét.

Vòng thân to đến hơn hai người ôm mới hết, tán cây vươn cao hơn 10 mét.

Vào cuối mùa hè đến hết mùa thu cây cho trái màu vàng hương thơm dịu nhẹ nhưng “không thể giấu được”. Khi trái chín chỉ việc bóp nhẹ xoay tròn đến khi trái thị nứt thì đưa lên miệng hút và thưởng thức.

Vào cuối mùa hè đến hết mùa thu cây cho trái, làm quà cho đám chim sống trên vòm lá và những vị khách nào may mắn được "thị rụng bị bà".

một cây  bàng vuông được đem về từ tận quần đảo Trường Sa xa xôi trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè góc cầu Thị Nghè. Đây là món quà của quân dân huyện đảo Trường Sa tặng thành phố Hồ Chí Minh 12 năm trước, do nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (lúc đó là Bí thư Thành ủy TP HCM) và Bí thư thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải (lúc đó là Chủ tịch UBND TP HCM) trồng.vào ngày 19/5/2001 nhân dịp “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.

Cây bàng vuông được đem về từ quần đảo Trường Sa, trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một điều thú vị với nhiều người dân thành phố. Đây là món quà của quân dân huyện đảo Trường Sa tặng TP.HCM 12 năm trước.

Bàng vuông được xem là loại cây tượng trưng cho tinh thần bất khuất, hiên ngang vượt qua sóng gió. Vô số những tua nhỏ màu hồng cánh sen kết cùng nhau tạo nên một đóa hoa rực rỡ. Mỗi trái bàng đều có bốn cạnh nên gọi bàng vuông. Trái từ màu xanh rồi chuyển sang vàng khi rụng và úa dần.  Ban quản lí giao thông đô thị số 1 cho biến sắp tới TP HCM dự định sẽ chọn những vị trí đẹp hai bên đường Hoàng Sa và Trường Sa trồng tiếp cây bàng vuông và phong ba chuyển về từ biển đảo xa, như tình cảm người lính dành cho đất liền.

Bàng vuông được xem là loại cây tượng trưng cho tinh thần bất khuất, hiên ngang vượt qua sóng gió. Ban quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết, TP.HCM dự định sẽ chọn những vị trí đẹp hai bên đường Hoàng Sa và Trường Sa trồng tiếp cây bàng vuông và cây phong ba chuyển từ đảo về.

Theo Zing

Các tin cũ hơn