Bác sĩ James Sirleaf đang ở tại Georgia, Mỹ - Ảnh: ABC |
Báo Wall Street Journal (WSJ) cho biết bà Sirleaf đã kêu gọi thế giới cung cấp thêm các chuyên gia và vật tư y tế để đối phó với sự lây lan trên diện rộng của dịch Ebola tại quốc gia của bà.
Trước đó, trong tháng 8 bà Sirleaf cũng từng sa thải hàng loạt quan chức chính phủ nào từ chối trở về giúp đỡ Liberia trong cuộc chiến chống Ebola.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, con trai bà là bác sĩ James Adama Sirleaf lại quay về với gia đình ông tại bang Georgia, Mỹ sau khi quyết định kéo đội ngũ y tế của ông ra khỏi quê nhà bởi những nguy hiểm tiềm ẩn dành cho những bác sĩ làm việc trong khu vực này.
Thêm một điều đau lòng là bác sĩ Sirleaf không phải là trường hợp ngoại lệ hay cá biệt. WSJ cho biết hiện có nhiều quan chức và nhân viên trong ngành y tế của Liberia đang ở tại Mỹ và sự vắng mặt của họ tại quê nhà khiến tình hình dịch Ebola tại Liberia trở nên trầm trọng hơn.
Thậm chí ngay trước khi dịch Ebola bùng phát tại các quốc gia Tây Phi thì Liberia cũng chỉ có khoảng 170 bác sĩ làm việc tại quê nhà nhưng nhiều người trong số này không thực sự tập trung luyện tay nghề.
WSJ cho biết bác sĩ Sirleaf đang điều hành một phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở Albany, Georgia. Ông Sirleaf cũng là người đứng đầu trong công tác chuyển các trang thiết bị y tế cho những nhân viên y tế tại Liberia nhưng ông không chọn cách trở về.
Trong khi đó, bác sĩ Sirleaf chia sẻ lý do không trở về quê nhà: “Nếu xem việc tôi trở về Liberia và có khả năng nhiễm Ebola để dựng thành biểu tượng, trong khi tôi có một đứa con 9 tuổi và một đứa con 7 tuổi ở Mỹ, thì chắc cũng không xoa dịu được mọi người”.
Mặt khác, chính phủ nước ngoài, bao gồm Mỹ, đang có những phản ứng nhằm hỗ trợ các quốc gia trong vùng tâm dịch như gửi nhân viên y tế cùng các trang thiết bị y tế đến đất nước mà những người bác sĩ tại đây từ bỏ.
Theo TTO