'Mắt thần' canh biển đảo Trường Sa

Thứ năm, 05/02/2015, 15:24
Có nhiệm vụ quan sát, phát hiện mục tiêu trên biển, trên không ở quần đảo Trường Sa và lân cận, Trung đoàn radar 451 xứng danh là ‘mắt thần’ Trường Sa.

Hệ thống anten của Coast Watcher 100 thiết kế hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Có thể cung cấp khả năng giám sát bờ biển 24 h/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì.

Để vượt 'giới hạn đường chân trời', Coast Watcher 100 sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10m. Công nghệ này cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của trái đất, đồng nghĩa với giới hạn đường chân trời trong trường hợp này bị loại bỏ.

Radar Coast Watcher 100 hoạt động ở băng tần X, tần số 300 MHz, phạm vi phát hiện mục tiêu tới 170km ở góc phương vị 900. Nó có thể phát hiện các mục tiêu như: tàu thuyền nhỏ tàng hình có diện tích phản xạ radar (RCS) 1m2 ở cự ly 45km; phát hiện máy bay tuần tra hàng hải có diện tích phản xạ radar 25m2 bay ở độ cao 170m ở cự ly 90 km; tàu cá có RCS 50m2 chiều cao 3m trên mực nước biển từ cự ly 145km; tàu chiến có RCS 10.000m2, chiều cao 10m trên mực nước biển từ cự ly 170km.

Dù có thời gian hoạt động khá lâu, nhưng hiện nay đài cảnh giới P-18 vẫn còn phục vụ tích cực trong lực lượng phòng không Việt Nam. Trong ảnh là đài P-18 đặt trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) làm nhiệm vụ phát hiện, báo động sớm mọi kẻ địch trên không.

Ngoài hệ thống radar Coast Watcher 100, hiện nay làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa còn có một số hệ thống radar khác, trong đó có radar P-18 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 có tầm trinh sát lên tới 300km, độ cao tối đa 35km. Đài P-18 nếu được nâng cấp hiện đại hóa lên tiêu chuẩn P-18MA có khả năng bắt mục tiêu máy bay tàng hình ở cự ly vài chục km.

Do yêu cầu của nhiệm vụ và đặc thù kỹ thuật, các trạm radar của Trung đoàn radar 451 đều ở những đỉnh núi cao, điều kiện công tác của những người lính radar có nhiều khó khăn. Khó khăn nhất là chống chọi với gió. Ở Trạm radar 565 trên đỉnh Hòn Tre (Khánh Hòa) hay Trạm ra đa 575 ở đỉnh Núi Cấm, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), gió thổi lồng lộng suốt ngày đêm, mùa này qua mùa khác, như muốn thổi bay mọi thứ. Trong ảnh: Hệ thống radar P-18.

Theo chia sẻ của Trung tá Nguyễn Hữu Ngọc, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn radar 451, Vùng 4 Hải quân: 'Chúng tôi đã vận hành sử dụng có hiệu quả các thiết bị kỹ thuật rất hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo phương châm 'Nhanh, xa, đúng, đủ, bí mật, an toàn', xứng danh là 'mắt thần Trường Sa'.

Vượt lên những khó khăn, mệt nhọc, các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Trung đoàn radar 451 đã làm chủ các thiết bị kỹ thuật mới. 'Hồi tháng 12/2014, giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc di chuyển từ Bắc xuống Nam Biển Đông. Suốt 27 giờ giàn khoan đi trong khu vực quan sát của chúng tôi, mọi sự di chuyển của giàn khoan và các tàu hộ tống đều được chúng tôi ghi nhận', Trung úy Mai Văn Quy, Trạm radar 575 chia sẻ. Trong ảnh: Hệ thống radar P-18.

Hệ thống radar Coast Watcher 100 của Trung đoàn có thể khắc phục được 'giới hạn đường chân trời'. Theo nguyên lý hoạt động, các radar giám sát thường hoạt động theo nguyên lý truyền sóng bức xạ điện từ, nhưng sóng này lại có xu hướng đi theo đường thẳng. Trong khi đó, Trái đất lại có dạng hình cầu, điểm giao nhau giữa đường thẳng của sóng radar và hình cầu của Trái đất được gọi là 'giới hạn đường chân trời'.

Trang bị được coi là hiện đại nhất của Trung đoàn 451 là radar Coast Watcher 100 do Tập đoàn Thales - Pháp chế tạo.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn