Nghiên cứu phương án xây mới đường sắt tốc độ cao

Thứ năm, 12/02/2015, 14:50
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, chiến lược xác định mục tiêu đến năm 2020, đường sắt sẽ đáp ứng khoảng 1-2% thị phần vận tải hành khách và 1-3% thị phần vận tải hàng hóa, 4-5% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội, TP.HCM.

Chiến lược cũng nêu rõ, các tuyến đường sắt hiện có được tập trung đầu tư nâng cấp, trong đó ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80-90 km/giờ đối với tàu khách và 50 - 60 km/giờ đối với tàu hàng;

Nâng cao năng lực, chất lượng vận tải và cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, Gia Lâm - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn.

Về đường sắt tốc độ cao sẽ tiếp tục nghiên cứu phương án xây dựng mới tuyến đường đôi, khổ 1.435mm trên trục Bắc - Nam, đến giai đoạn 2020-2030 sẽ triển khai xây dựng tuyến đường này.

saigon, đường sắt, tàu cao tốc, Bộ trưởng, Bộ GTVT, Đinh La Thăng

Giai đoạn 2020-2030 Việt Nam sẽ triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao

Sẽ ưu tiên làm trước với những đoạn có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang.

Ngoài ra, đến năm 2020, sẽ đưa vào khai thác tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Trước mắt Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng cần thiết phải làm đường sắt cao tốc. "Quan điểm phát triển đường sắt cao tốc là cần thiết vì nó là tiên tiến, hiện đại cả thế giới người ta dùng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam dùng vào lúc nào thì phải tính toán bởi cần phải cân đối vốn", Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói.

Mặc dù vậy khẳng định trước Quốc hội, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng:  sẽ xây dựng đường sắt khổ đôi với công suất từ 160 đến dưới 200km/h để “sáng ăn phở ở Hà Nội, tối có thể uống cà phê ở TP.HCM”.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn