Trước và trong ngày tiễn ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp, người Sài Gòn đã đến sông Sài Gòn, kênh Bến Nghé, Nhiêu Lộc, các chùa có hồ nước... thả cá chép. Theo tục lệ, người Việt tin rằng, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. |
|
Thả cá chép tiễn Táo quân về trời theo mong muốn cầu chúc cho một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, mọi nhà được ấm no. Tập quán này còn giúp sông hồ, kênh rạch hồi sinh, vì thế nhiều người rất nâng niu mỗi khi thả cá, đảm bảo cá được phóng sinh đúng ý nghĩa. |
|
Thế nhưng, đợt thả cá phóng sinh lớn nhất năm của người dân Sài Gòn cũng là dịp để nhiều người kiếm ăn. Tại các điểm thả cá hai bên các con sông, rạch, hồ... nơi đông người đổ về phóng sinh cá lại là nơi tập trung đội quân bắt cá bằng các phương tiện như chích điện, chài, vợt... Họ bắt cá ngay khi chúng vừa được thả xuống trước mặt chủ nhân. |
|
Một hình ảnh rất xấu tồn tại lâu nay ở Sài Gòn: Một bên thả cá - một bên bắt bằng sạch. |
|
Nhiều người dùng cả xuống máy trên tay cầm cây vợt nối dây điện để bắt cá. Khi “xung điện” chích xuống nước, cá lớn, nhỏ đều nổi lên và họ dễ dàng dùng vợt bắt. |
|
Trong khi một phụ nữ đang nâng niu thả những chú cá chép cho ông Táo thì cách đó không xa, một thanh niên dùng vợt đưa một con cá chép vừa kích điện lên ghe. |
|
Chị An (ngụ đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp) đang chuẩn bị phóng sinh tại bến đò An Phú Đông trên sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp thì phía xa hai người chích cá tiến vào. |
|
Những người vớt cá này cho biết, số cá vớt được họ sẽ mang lên bờ bán lại cho người mua phóng sinh, đem về nuôi lớn rồi bán, hoặc các loại cá như cá rô, cá lóc... thì dùng để ăn. |
|
Chỉ trong khoảng một tiếng đồng hồ, người đàn ông này với dụng cụ kích điện đã vớt được hàng chục ký cá các loại. |
|
Những người vớt cá còn dùng tay, vợt lùng bắt những chú cá chép yếu ớt không bơi ra giữa sông được mà chui vào trong lùm cỏ hai bên bờ. |
|
Chứng kiến cảnh này nhiều người phóng sinh lội ra sông, dùng tay, xô, chậu để khua cá ra xa bờ, tránh bị bắt lại. |
|
Tùng, sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM đang chờ một người dùng chích điện vớt cá chèo ra nơi khác để phóng sinh con cá đá bên sông Vàm Thuật. Đây là con cá đá chàng sinh viên đã nuôi hơn 1 năm nay. Do ngày mai về quê ăn Tết lâu ngày, để cá lại không ai chăm sóc nên nhân ngày cúng ông Táo Tùng đem ra sông phóng sinh. |
|
Một người dân vừa phóng sinh cá ngán ngẩm nhìn vào chiếc ghe có hàng chục ký cá của một thanh niên công khai dùng kích điện vớt cá bên bến đò An Phú Đông, quận 12 và Gò Vấp. |
|
Ông Đức, ngụ quận Phú Nhuận ấm ức khi nhìn những kẻ bắt 3 trong 5 con cá của ông vừa phóng sinh. Ông cho biết, những năm trước thường đem ra bờ kè bên kênh Nhiêu Lộc thả nhưng sợ bị người ta câu mất. Năm nay ông quyết định chạy xa sang sông bên quận Gò Vấp thả cho chắc ăn nhưng cũng không thoát. |
|
Một gia đình bán cá chép vừa vớt được trong sáng 23 tháng Chạp dưới cầu An Lộc, quận 12 trong khi một người đàn ông xách túi cá vừa mua lên cầu để phóng sinh. "Việc những người bắt cá vừa phóng sinh dù để bán, nuôi hay ăn khiến những người đi phóng sinh tức giận", ông Đức chia sẻ. |
Theo Zing