Sự thật là những người có dấu hiệu tâm lý bất ổn thường có xu hướng chia sẻ cảm xúc nhiều hơn và mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Tương tự như vậy, người dùng Facebook có thói quen thường xuyên cập nhật tâm trạng (status) của mình cũng có nguy cơ rơi vào trạng thái bất ổn định.
Thông qua những chia sẻ, cập nhật hay những bình luận trên các mạng xã hội, cụ thể ở đây là Facebook, phần lớn người dùng sẽ luôn cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực hiện công việc này quá nhiều càng chứng tỏ họ luôn có những bất ổn về mặt tâm lý.
Theo tờ Time, những người dùng có dấu hiệu này sẽ xem các chức năng cập nhật và chia sẻ bình luận, tình trạng cá nhân (status) trên các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook như là “cứu cánh" của mình. Bởi ở đây, họ không cần "sống thật với bản thân" và ít nhất vẫn có thể giữ cho mình một vỏ bọc.
Trên thực tế, mạng xã hội Facebook là nơi tạo dựng các mối quan hệ bạn bè hời hợt, không thân thiết và chóng tàn. Thế nhưng, chính bởi xu hướng "tốt khoe, xấu che", người dùng Facebook sẽ có thể dễ dàng chia sẻ và cảm thông cho nhau.
Do đó, sẽ có nhiều người cho rằng, việc chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình sẽ nhận được sự an ủi, động viên từ cộng đồng mạng, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng của những người đang gặp khủng hoảng.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của phương pháp này đó là, khi chia sẻ tâm tư trên trang mạng xã hội, người ta đưa ra những điều tốt đẹp nhất, làm cho những người xung quanh dễ lầm tưởng ra một cuộc sống khó đạt tới và điều này sẽ khiến họ cảm thấy tự ti hơn.
Theo Genk